Cùng lắng nghe lời khuyên của chuyên gia về vấn đề ” Đề phòng bệnh đau thần kinh tọa cho mọi lứa tuổi “
Mục lục
- 1 Dấu hiệu đau thần kinh tọa và những nguy hiểm của bệnh
- 2 Thế nào là thần kinh tọa và đau thần kinh tọa?
- 3 Bệnh thần kinh tọa nguy hiểm như thế nào?
- 4 Dấu hiệu của bệnh đau thần kinh toạ
- 5 Nguyên nhân gây bệnh đau thần kinh toạ
- 6 Điều trị đau thần kinh tọa:
- 7 Đề phòng bệnh thần kinh tọa ở mọi lứa tuổi
- 8 Lời kết
Dấu hiệu đau thần kinh tọa và những nguy hiểm của bệnh
Bệnh đau thần kinh tọa là căn bênh khá phổ biến, có thể gặp ở mọi độ tuổi, mọi đối tượng: nhân viên văn phòng, người lớn tuổi, công nhân, nông dân….
Khi bị thần kinh tọa, người bệnh phải chịu những cơn đau dai dẳng, nhức nhối và gặp khó khăn trong chế độ sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, việc điều trị lại rất mất thời gian…
Vậy, bệnh thần kinh tọa là gì? Cách đề phòng bệnh thần kinh tọa ra sao?
Thế nào là thần kinh tọa và đau thần kinh tọa?
Dây thần kinh tọa còn gọi là dây thần kinh hông to, là dây thần kinh to nhất của cơ thể được tạo thành bởi các rễ thần kinh của vùng thắt lưng hợp lại, chạy dọc theo mặt sau mông, đùi xuống chân.
Đau thần kinh tọa là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng đau nhức theo đường đi của dây thần kinh này.
Bệnh thần kinh tọa nguy hiểm như thế nào?
– Gây khó chịu bất tiện trong sinh hoạt và lao động hàng ngày.
– Ảnh hưởng đến sự vận động, đặc biệt là các động tác cúi, ngửa người, nghiêng người hoặc xoay người.
– Tùy theo rễ thần kinh bị tổn thương, bệnh nhân có thể không nhấc được gót chân hay mũi chân gây ảnh hưởng đến khả năng đi lại. Nguy hiểm hơn nữa, người bệnh có thể cảm thấy chân tê bì, mất cảm giác, không còn kiểm soát được cử động của chân.
– Nếu không được điều trị, bệnh chuyển thành mãn tính làm người bệnh đau đớn kéo dài, dễ tái phát, có thể dẫn đến gù lưng, vẹo cột sống, dần dần xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như teo cơ đùi, mông, cẳng chân, liệt chân và mất sức lao động.
Dấu hiệu của bệnh đau thần kinh toạ
– Khó khăn trong các hoạt động hàng ngày.
– Đau thắt lưng kéo dài sau đó lan xuống mông, khoeo, cẳng bàn chân theo đường đi của dây thần kinh toạ (tùy theo rễ thần kinh bị tổn thương sẽ gây ra các vị trí đau).
– Người bệnh có cảm giác kiến bò, tê cứng hoặc như kim châm tương ứng với vùng đau.
– Cơn đau tăng lên khi ho, hắt hơi, cúi và chỉ giảm khi nằm yên trên giường cứng, gối co lại (có những trường hợp đau tới mức người bệnh phải đi vẹo về một bên để giảm đau).
– Có người đau âm ỉ kéo dài nhưng thường gặp là những cơn đau dữ dội (mức độ đau nhức ở từng bệnh nhân khác nhau).
Nguyên nhân gây bệnh đau thần kinh toạ
Cấu tạo cột sống và địa đệm
– Giữa các đốt sống là đĩa đệm, bên ngoài là một bao xơ dày và chắc, trong ruột là chất nhầy, gần giống như tròng trắng trứng gọi là nhân nhầy.
– Khi bao xơ bị rách, nhân nhầy bên trong sẽ thoát ra ngoài, tạo thành một khối gọi là khối thoát vị.
– Nếu khối thoát vị đè vào rễ thần kinh sẽ gây ra các hiện tượng như đau, tê, yếu liệt…
Nguyên nhân gây bệnh theo y học hiện đại
– Tổn thương ở cột sống: do ngồi quá lâu, ngồi sai tư thế hay có những hoạt động mạnh…
– Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng (đây là căn bệnh khá phổ biến).
– Do thoái hoá khớp.
– Vôi hoá cột sống.
Thoát vị địa đệm thắt lưng là nguyên nhân chủ yếu gây đau thần kinh tọa (Ảnh minh họa)
– Gai cột sống hoặc viêm xương khớp…
– Ngoài ra, đau thần kinh tọa còn do các nguyên nhân khác như: hẹp ống sống, viêm đĩa đệm, viêm thần kinh tọa, u thần kinh tọa…
Theo y học cổ truyền (do khí huyết bị ngưng trệ, làm tắc ngẽn mạch máu lưu thông)
– Do “phong tà”.
– Do “thấp tà” .
– Do “hàn tà”
Điều trị đau thần kinh tọa:
– Phát hiện và điều trị sớm bệnh đau thần kinh tọa sẽ giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị, phòng ngừa được nhiều biến chứng.
– Sử dụng thuốc chống viêm, chống đau nhức…theo chỉ định của bác sỹ.
– Điều trị bệnh bằng Đông y (tùy theo tình trạng bệnh)
– Kết hợp chữa Tây y lẫn Đông y (nếu được sự đồng ý của bác sỹ)
Đề phòng bệnh thần kinh tọa ở mọi lứa tuổi
Chế độ ăn
– Thực hiện chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, phòng chống loãng xương, tránh dùng các phụ gia độc hại trong thực phẩm.
– Cung cấp đủ lượng canxi có trong: các loại rau, củ, quả, sữa, fomat, cá, tôm, cua…
– Cung cấp vitamin D có trong: dầu cá, trứng, gan…ngoài ra cần tắm nắng để tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin B, D…cho cơ thể (Ảnh minh họa)
– Cung cấp vitamin nhóm B cần thiết cho cơ thể có trong: sữa, trứng, thịt nạc, đậu và các loại hạt. Những loại rau có lá xanh như rau bina, cải xoăn và rau collard cũng có vitamin B. Nhiều loại bánh mì và ngũ cốc, hoa quả…
– Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược có công dụng hoạt huyết, thông huyết ứ trệ, thông kinh hoạt lạc giúp cải thiện tình trạng đau nhức do dây thần kinh bị chèn ép.
Chế độ sinh hoạt
– Phòng bệnh cần thực hiện các biện pháp: giảm cân nặng, chống béo phì.
– Lao động phù hợp với sức khoẻ, những nghề có thể gây thoái hóa cột sống sớm như khuân vác, gánh nặng, đội nặng…
– Tránh những hoạt động mạnh đột ngột.
Tránh ngồi lâu, hoạt động vang mác không đúng tư thế(Ảnh minh họa)
– Giữ tư thế đúng khi sinh hoạt, lao động giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa.
– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tối thiểu 3 lần một tuần giúp giảm nguy cơ thoái hóa cột sống.
– Hạn chế hút thuốc, uống rượu bia.
– Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để điều trị kịp thời các tổn thương cột sống.
Lời kết
Đau thần kinh tọa là bệnh lý khá phổ biến, gặp ở cả người lớn tuổi và người trẻ tuổi. Đau thần kinh tọa xảy ra chủ yếu do các bệnh lý về cột sống như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống hoặc do công việc lao động, mang vác nặng, ngồi lâu ít vận động, ngồi sai tư thế… gây chèn ép lên rễ thần kinh tọa và gây đau.
Vì vậy, để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh bệnh tật, đặc biệt là đau thần kinh tọa chúng ta cần bảo đảm một chế độ sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên vận động, hạn chế tăng cân gây sức nặng cho cơ thể, tránh ngồi lâu… đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dưỡng, các nhóm thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D, B…
Benh.vn