– Loãng xương (còn được gọi là xốp xương hay thưa xương) là một bệnh lý của hệ thống xương làm giảm tỷ trọng khoáng chất của xương (Bone Mineral Density – BMD) hay giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích xương, hậu quả của sự suy giảm các protein và khoáng chất của bộ xương, khiến cho sức chống đỡ và chịu lực của xương giảm đi, xương sẽ trở nên mỏng mảnh, dễ gãy, dễ lún và dễ xẹp, đặc biệt ở các vị trí chịu lực của cơ thể như: cột sống, cổ xương đùi, đầu dưới xương quay…
Mục lục
Nói đơn giản hơn loãng xương là tình trạng xương mỏng mảnh và yếu đến mức rất dễ gãy khi bị chấn thương dù rất nhẹ, thậm chí có thể gãy tự nhiên không do chấn thương. Dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng để phòng và điều trị loãng xương. Chế độ ăn phải đầy đủ các nhóm glucid, protid, lipid, vitamin và muối khoáng với tỉ lệ phải cân đối nếu không ăn cần đối sẽ làm tăng đào thải calci ra ngoài lại làm nặng thêm bệnh.
Theo ước tính của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mỗi năm trên thế giới có hơn 200 triệu người bị bệnh loãng xương. Loãng xương là một căn bệnh do thiếu hay giảm thiểu chất khoáng trong xương dẫn đến suy yếu về cấu trúc của xương làm cho xương trở nên giòn, xốp và dễ gãy. Nguy cơ gãy xương do bệnh loãng xương ở người lớn tuổi cũng rất cao, đặc biệt là gãy ở vùng cổ xương đùi, xương cẳng tay, xương cột sống, xương chậu, xương sườn… Trung tâm Dinh Dưỡng Lâm Sàng – BVBM phối hợp với công ty Nestle đánh giá nguy cơ bệnh loãng xương bằng đo mật độ calci tại bệnh viện Bạch Mai thời gian từ tháng 3/2012 đến tháng 7/2012 với kết quả:
Tổng số ca đo | Giới tính | Nguy cơ thấp | % | Nguy cơ trung bình | % | Nguy cơ cao | % |
4850 | Nam | 752 | 15,5% | 459 | 9,5% | 249 | 5,1% |
Nữ | 2286 | 47,1% | 749 | 15,4% | 355 | 7,3% | |
3038 | 62,2% | 1208 | 24,9% | 604 | 12,4% |
Các yếu tố dinh dưỡng liên quan bệnh loãng xương
Loãng xương do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân quan trọng.
Các chất dinh dưỡng liên quan đến bệnh loãng xương bao gồm: Canxi, P, Mg, Na, K, Protid, chất xơ, các vitamin,… cụ thể:
– Calcium: canxi là điều cần thiết để xây dựng xương và phòng ngừa loãng xương. Ví dụ hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Úc đặc biệt khuyên dùng sữa, sữa chua, pho mát và / hoặc lựa chọn thay thế được bao gồm trong chế độ ăn uống của họ có sẵn và canxi vai trò trong việc đạt được khối lượng xương cao điểm và trong việc ngăn ngừa bệnh loãng xương. Thực phẩm từ sữa như phô mai, sữa và sữa chua làm một nguồn giàu canxi trong chế độ ăn uống của Úc, cung cấp khoảng 60% lượng canxi chúng ta ăn.
– Vitamin D: có 2 loại:
+ Từ ngoài đưa vào dưới dạng vitamin D hoặc các chất tiền vitamin D (ergosterol và 7 dehydrocholesterol) trong thực phẩm động vật và thực vật.
- Cơ thể tổng hợp vitamin D3 từ chất 7 dehydrocholesterol ở dưới da dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời.
- Tại ruột: vitamin D kích thích vận chuyển calci và phospho vào máu. Quá trình hấp thu calci tích cực xảy ra ở suốt chiều dài của ruột nhưng chủ yếu là ở tá tràng. Thiếu vitamin D dẫn tới hậu quả ngừng hấp thu calci tích cực, đặt cơ thể vào tình trạng cân bằng calci âm tính, rối loạn sự khoáng hóa xương.
– Protein: cần thiết để xây dựng cấu trúc tế bào khi ăn protein với tỉ lệ hợp lý. Trường hợp ăn quá nhiều protein sẽ làm tăng đào thải calci vì trong protein có chất sulfate.
– Phospho: Phốt pho là một nguyên tố hóa học và khi kết hợp với canxi (trong các hình thức calcium phosphate), hình thành xương trong cơ thể. Ngoài ra, tham gia vào các quá trình trao đổi chất của cơ thể và chức năng của tế bào, chúng được cung cấp từ thực phẩm. Tỉ lệ phospho/calci lý tưởng nên là 02:01. Quá nhiều canxi kết quả trong sự thiếu hụt phốt pho và suy chức năng chuyển hóa. Quá nhiều phốt pho trong chế độ ăn uống hình thành calcium phosphate không hòa tan lam cho canxi không sử dụng được.
– Muối ăn: Natri là 1 trong các thành phần của muối ăn, ăn nhiều muối cũng làm tăng đào thải calci ra ngoài.
– Chất xơ: rất cần thiết để hỗ trợ tiêu hóa cho những bệnh nhân đái tháo đường, béo phì… nhưng lại ngăn cản hấp thu calci ở ruột chính vì thế đối với bệnh nhân loãng xương ăn hạn chế chất xơ.
– Protein: cơ thể cần protein để xây dựng xương khỏe mạnh. Nhưng nếu chúng ta ăn quá nhiều protein sẽ tăng đào thải calci qua nước tiểu.
– Magnesium: giúp cơ thể hấp thụ và giữ lại canxi. Magnesium kết hợp chặt chẽ với canxi để xây dựng và củng cố xương và ngăn ngừa loãng xương.
Cách lựa chọn thực phẩm dùng cho bệnh loãng xương:
Các thực phẩm có lợi cho bệnh loãng xương
– Thực phẩm có nhiều canxi ở dạng dễ tiêu hóa và hấp thụ bởi cơ thể: bao gồm sữa, sữa chua và pho mát. Rau quả và rau lá màu xanh lá cây là nguồn giàu canxi (cải xanh, cải xoăn, rau diếp, cần tây, bông cải xanh, rau thìa là, cải bắp)
– Các loại cá nhỏ kho nừ ăn cả xương, tôm, cua, cá biển, trứng, sữa, lòng đỏ trứng… chứa nhiều canxi và vitamin D
– Các loại rau như cải xoăn, súp lơ xanh, cải xoong, củ cải.. chứa nhiều vitamin K có khăng năng kết hợp với canxi làm cho xương chắc khỏe.
– Các loại quả như cam, chuối chứa nhiều canxi, kali.
– Magnesium nhiều trong các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, hải sản, các loại đậu, đậu hũ và nhiều loại rau.
Các thực phẩm không có lợi cho bệnh loãng xương
– Không nên ăn nhiều protein vì chúng mang tính axit sẽ dẫn đến sự mất cân đối giữa axit và kiểm trong cơ thể. Do có quá nhiều các chất axit trong cơ thể nên các nguyên tố canxi và magiê sẽ bị tiêu hao đi làm ảnh hưởng đến hấp thu canxi.
– Hạn chế ăn mặn nhiều muối sẽ làm tăng đào thải calci. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng muối ăn là thủ phạm kích thích sự điều tiết canxi trong nước tiểu. Điều đó có nghĩa là nếu bạn ăn mặn, khả năng mắc bệnh loãng xương là rất cao do hàm lượng canxi bị giảm đi. Các nhà khoa học cũng kết luận rằng: nếu giảm lượng hấp thu muối ăn hàng ngày từ 4g xuống 2g sẽ có tác động tích cực phòng ngừa chứng loãng xương và cơ thể bạn sự tăng thêm sự hấp thu lượng canxi, rất tốt cho xương.
– Không nên uống rượu, bia, cà phê, trà… là những chất đào thải lượng canxi nhanh ra khỏi cơ thể.
– Hạn chế ăn các loại rau như rau dền, rau muống.. chứa nhiều oxalat làm giảm độ bền của xương.
– Hạn chế vitamin A theo nghiên cứu gần đây của Đại học Boston (Ạnh), những phụ nữ hấp thụ hàm lượng vitamin A cao ở dạng retinol (2000 mcg hoặc 6.600 IU mỗi ngày) có nguy cơ gãy xương hông do mất xương cao nhất. Ở hàm lượng cao, vitamin A có thể khiến quá trình mất xương xảy ra nhanh hơn quá trình tái sinh xương. Thực phẩm chứa nhiều beta ceroten có nhiều trong thực phẩm có màu vàng như cà rốt, đu đủ, bí ngô…
BS CK II Đinh Thị Kim Liên – Ths. BS Vũ Thị Thanh – TTDDLS – BV Bạch Mai