Nước ối là phần không thể thiếu trong quá trình mang thai, nuôi dưỡng em bé từ trong bụng mẹ. Tuy nhiên, xung quanh câu chuyện nước ối có rất nhiều vấn đề các bà mẹ trẻ cần biết và chăm sóc một cách nghiêm túc.
Các dấu hiệu vỡ ối
Nhiều thai phụ bất ngờ bị vỡ ối ồ ạt. Cũng có trường hợp, thai phụ không biết mình bị vỡ ối vì nhầm tưởng đó là do són tiểu hoặc tiết dịch âm đạo bình thường. Trong giai đoạn cuối thai kỳ thai phụ thường khó kiểm soát són tiểu vì cảm giác như đầu bé húc vào bàng quang làm nước tiểu rỉ ra ngoài.
Do vậy thai phụ nên theo dõi thường xuyên để kịp thời thông báo cho bác sĩ được biết, tránh nguy hiểm cho thai nhi vì cạn ối.
Thai nhi được bảo vệ bởi túi nước trong gọi là túi ối, ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ. Bề mặt chất lỏng này giống như cái đệm, giúp bé an toàn và bảo vệ bé khỏi nhiễm khuẩn. Nhiều người mẹ băn khoăn liệu điều gì sẽ xảy đến khi túi ối bị vỡ?
Bạn nên biết rằng, gần cuối thai kỳ, khả năng bị rò (chảy) ối là rất lớn.
Khoảng 10% thai phụ bị vỡ ối trước khi bắt đầu dấu hiệu chuyển dạ. Có những trường hợp bị rò ối nhẹ, rất lâu sau mới đến ngày sinh thì các bác sĩ có thể theo dõi và có thể phải quyết định mổ sớm nếu cạn ối.
Túi ối có thể cạn bất cứ lúc nào có hoặc không có nguyên nhân cụ thể. Ngay cả khi bạn lần đầu mang thai bạn có thể không bị vỡ ối sớm nhưng điều đó không có nghĩa là lần sau bạn sẽ không bị. Nên các mẹ phải rất thận trọng
Khi túi ối bị vỡ, bạn có thể cảm nhận được tiếng “bục” của túi ối và dòng nước ối tràn ra từ vùng kín, có lúc chảy nhiều như bị bục nước thậm chí liên tục, xuống cả chân. Nhiều thai phụ còn không biết chắc chắn điều gì đang xảy ra. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng bạn không bị tè dầm đâu, đó là hiện tượng vỡ túi ối đấy.
Một số thai phụ khác, đột nhiên thấy quần lót ướt nhiều, phải thay liên tục. Trường hợp này, bạn có thể nằm trên tập giấy thấm và theo dõi trong khoảng 30 phút. Nếu bạn vẫn cảm nhận được dòng nước thoát ra từ vùng kín thì túi ối đã bị vỡ và bạn cần nhập viện sớm.
Nếu túi ối đã bị vỡ, nước ối sẽ tiếp tục rò chậm cho đến khi bạn sinh con thì thôi. Bởi vì, nước ối là “môi trường” chủ yếu để bé hít vào và bài tiết ra, bé không thể phát triển được nếu thiếu nước ối.
Màu sắc của nước ối
Nước ối có thể mang màu trắng trong, hồng, nâu hoặc xanh. Nếu chất lỏng có màu vàng và có mùi của nước tiểu thì có thể bạn đang bị són tiểu. Rò ối (vỡ ối) thường xảy đến vào giai đoạn cuối của thai kỳ.
Nếu chất lỏng từ vùng kín có màu xanh hoặc nâu, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ. Nhiều trường hợp, đây là hiện tượng đi tiêu lần đầu tiên của bé dù vẫn nằm trong bụng mẹ, gọi là “meconium lẫn trong dịch âm đạo”. Không chắc chắn bị vỡ (rò) ối
Nếu bạn không thể quyết định được mình có bị rò (vỡ) ối hay không, bác sĩ sẽ giúp bạn xác định điều này. Bác sĩ sẽ lấy mẫu chất lỏng từ vùng kín của thai phụ và thử phản ứng trên giấy quỳ để kiểm tra độ pH của chất lỏng. Nếu là nước ối, giấy quỳ sẽ nhanh chóng chuyển màu vì nước ối nhiều kiềm hơn các chất dịch âm đạo khác.
Thỉnh thoảng, kết quả xét nhiệm có độ sai lệch vì nước ối ra từng cơn, không liên tục. Khi đó, siêu âm sẽ giúp thai phụ kiểm tra mực nước ối.
Cách xử trí
Nếu sát ngày sinh mà bị vỡ ối, cơn chuyển dạ có thể xuất hiện trong vòng 24h sau đó. Các mẹ không cần phải quá vội vàng, hãy cứ tắm gội sạch sẽ trước khi nhập viện vì rất có thể bạn sẽ sinh ngày sau đó. Nếu bị vỡ ối sớm hơn tuần thứ 36 thì khả năng xuất hiện cơn chuyển dạ là ít, bác sĩ sẽ buộc phải kích thích đẻ sớm để ngăn ngừa nhiễm khuẩn bào thai, phòng ngừa thai chết lưu do ngạt.