Kinh nguyệt là sự kiện sau cùng của một chuỗi dài những diễn biến phức tạp được cơ thể thực hiện với thời gian rất chính xác. Cả tiến trình diễn ra theo một kịch bản chi tiết do máy tính bên trong soạn thảo. Chương trình được kiểm tra liên tục, và được cập nhật hóa mỗi tháng.
Mục lục
Kinh nguyệt là gì?
Ở phụ nữ trưởng thành, mỗi tháng âm đạo thường ra máu vài ngày, y học gọi là kinh nguyệt. Như đã giới thiệu ở phần trước, oestrogen được tiết ra trong giai đoạn noãn bào phát dục làm cho niêm mạc tử cung tăng sinh sau khi trứng rụng. Oestrogen, progestagen do hoàng thể tiết ra làm cho ở niêm mạc tử cung đang tăng sinh xuất hiện những thay đổi về nội tiết. Nếu tế bào trứng không được thụ tinh thì khoảng mười bốn ngày sau khi trứng rụng, hoàng thể sẽ thoái hóa, mức độ của oestrogen và progestagen cũng theo đó mà giảm bớt. Niêm mạc tử cung, vì vậy, sẽ trở nên mỏng, mạch máu bị chèn và co thắt, máu huyết không thông, khiến tổ chức niêm mạc bị thiếu máu, hoại tử và rụng, gây chảy máu.
Do giai đoạn cuối cùng để noãn bào phát dục cần mười sáu ngày, hoàng thể từ khi bắt đầu hình thành đến khi thoái hóa cũng cần khoảng mười bốn ngày nên hiện tượng bong và chảy máu niêm mạc tử cung sẽ xảy ra một tháng một lần. Do xuất hiện tuần hoàn nên hiện tượng này cũng được gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Việc hành kinh, tử cung ra máu là kết quả của sự tăng sinh, thoái hóa và bong rụng niêm mạc tử cung trong tháng trước.Trong từ 3 đến 7 ngày tiếp theo của chu kỳ kinh nguyệt, tất cả những gì còn lại trong 3 tuần qua đều bị tống hết ra ngoài.
Tuy nhiên, cơ thể vẫn lạc quan: toàn bộ chương trình sẽ bắt đầu lại vào tháng tới.
Kinh kỳ thường bắt đầu ở tuổi nào?
Điều này thay đổi tùy theo thời khóa biểu sinh học của mỗi cô gái. Do đó, không thể nói chính xác được là ở tuổi nào một cô gái bắt đầu có kinh. Thông thường, tuổi bắt đầu thấy kinh nằm trong khoảng từ 6 đến 18 tuổi, nhiều nhất là từ 10 đến 14 tuổi.
Máu kinh nguyệt gồm có những gì?
Đó là chất dịch màu đỏ trôi theo âm đạo trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, gồm 50% máu được trộn lẫn với những lượng thay đổi gồm chất nhầy và những “cục máu đông”. Cái được gọi là “những cục máu đông” thực chất chỉ là những mảnh tróc ra của niêm mạc tử cung. Chính máu kinh nguyệt lại không đông.
Tại sao máu kinh lại không đông?
Máu kinh chảy ra không thể đông lại được vì nó đã đông rồi. Khi chảy ra khỏi vách tử cung, máu nhanh chóng đông lại. Như thường lệ, chỉ một thời gian ngắn sau khi đông, máu hóa lỏng và lại chảy tự do.
Các vấn đề khác liên quan đến kinh nguyệt là gì?
Vẫn còn một số câu hỏi mà khoa học chưa trả lời được:
1. Tại sao kinh nguyệt lên xuống theo chu kỳ của mặt trăng, cũng giống như thủy triều?
2. Tại sao chứng chảy máu cam thường đi kèm theo những lúc có kinh?
3. Tại sao nhiều phụ nữ cảm thấy chán chường một cách không thể giải thích được trong thời gian có kinh (phần lớn những tội ác liên quan đến bạo lực do phụ nữ phạm phải xảy ra trong kỳ kinh).
Benh.vn