Thông thường, chúng ta vẫn thấy các cụ cao niên than thở về việc mất ngủ và ảnh hưởng của việc rối loạn giấc ngủ đến cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng rối loạn giấc ngủ đang trẻ hóa dần.
Mục lục
Rối loạn giấc ngủ là căn bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Vậy, làm thế nào để điều trị chứng rối loạn giấc ngủ? Và khi nào bị coi là rối loạn giấc ngủ?
Tìm hiểu về rối loạn giấc ngủ
Thế nào là rối loạn giấc ngủ
- Rối loạn giấc ngủ là khi mất ngủ xảy ra ít nhất 3 lần / tuần.
- Mất ngủ trong thời gian ít nhất là một tháng trở lên.
Biểu hiện rối loạn giấc ngủ
- Đi vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ rất khó khăn.
- Thời gian ngủ ít và chập chờn không sâu giấc.
- Mất ngủ
Hậu quả khi bị rối loạn giấc ngủ
- Lo lắng, sợ hãi, trầm cảm..
- Cơ thể suy nhược, sức khỏe giảm sút…
Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ do chế độ dinh dưỡng
- Ăn nhiều các thực phẩm nhiều gia vị gây ợ hơi là nguyên nhân gây khó ngủ, rối loạn giấc ngủ.
- Uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ gây gián đoạn giấc ngủ do phải thức dậy đi tiểu nhiều lần.
- Uống các chất kích thích: cà phê, rượu, thuốc lá gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Rối loạn giấc ngủ do môi trường
Nhiệt độ, độ ẩm môi trường quá nóng bức, ngột ngạt sẽ gây đau họng, khô mũi miệng. Hậu quả là rối loạn giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc, mệt mỏi..
Rối loạn giấc ngủ do chế độ sinh hoạt
- Do thức khuya: xem phim, đọc sách, làm việc,…
- Do phòng quá sáng.
- Do tiếng ồn
Rối loạn giấc ngủ do ảnh hưởng từ những căn bệnh tâm thần
- Nghiện rượu.
- Trầm cảm
Kết quả điều tra, nghiên cứu sức khỏe tâm thần TPHCM về rối loạn giấc ngủ
- Rối loạn giấc ngủ xuất hiện ở 94% bệnh nhân rối loạn stress sau chấn thương.
- 84% bệnh nhân tâm thần phân liệt.
- 83% người nghiện rượu.
- 72% trường hợp trầm cảm.
- Điều trị rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ có thể điều trị bằng cách nào?
Giải tỏa tâm lý trước khi ngủ hỗ trợ giảm rối loạn giấc ngủ
Yếu tố tâm lý trước khi ngủ đóng góp tới 50% tình trạng rối loạn giấc ngủ. Do đó điều chỉnh tâm lý, giải tỏa tâm lý trước khi đi ngủ rất hiệu quả để điều trị mất ngủ.
- Gác lại tất cả các công việc khi lên giường ngủ (không suy nghĩ về con cái, công việc, gia đình…)
- Nghe nhạc nhẹ trước khi ngủ giúp tinh thần thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ.
- Tập trung đếm từ 1 đến 100, 300….(mục đích để quên đi sự lo lắng về việc mất ngủ) giấc ngủ sẽ đến nhanh hơn.
- Nếu không ngủ được, sau 10-15 phút, đứng dậy đi làm một việc khác.
Tạo thói quen sinh hoạt điều độ cải thiện rối loạn giấc ngủ
Nếu đã tạo được thói quen sinh hoạt điều độ, đúng giờ, đúng việc, rối loạn giấc ngủ có thể điều chỉnh dễ dàng.
- Thức dậy đúng giờ mỗi ngày.
- Dù có mất ngủ cũng chỉ nên nằm trên giường với thời gian bằng thời gian ngủ được trước khi bị mất ngủ.
- Tránh ngủ nhiều ban ngày.
- Tập thể dục buổi sáng đều đặn.
- Không sử dụng các chất kích thích: cà phê, trà, thuốc lá, rượu,… vào buổi chiều.
- Tránh những kích thích làm khó ngủ như nghe radio quá to, đọc sách hay, xem phim đòi hỏi phải theo dõi sát sao
- Tránh những bữa ăn thịnh soạn, khó tiêu gần giờ đi ngủ.
- Trước khi đi ngủ khoảng 20 phút, nên tắm nước ấm.
- Tập những bài thể dục nhẹ có tính chất thư giãn trước khi ngủ.
- Phòng ngủ thoáng khí, ít ánh sáng, không quá nóng hay quá lạnh.
Dùng thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ
- Sử dụng: Rotundil, Sulbirid, Diazepam, benzodiazepine, zolpidem, chloral hydrate…
- Từ tuổi 30-40 trở lên, sử dụng các chất chống gốc tự do thiên nhiên tốt cho mạch máu và tế bào não, cải thiện nhịp sinh học thức ngủ hiệu quả.
Lưu ý: Khi sử dụng thuốc phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
Lời kết
Cuộc sống hiện đại trong cơ chế mở cửa thị trường, hội nhập thế giới khiến con người chịu áp lực nhiều hơn khi phải lo toan miếng cơm, manh áo. Những điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ khiến giấc ngủ ngắn hơn, thời gian ngủ muộn hơn, giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc lâu dần sinh ra chứng rối loạn giấc ngủ.
Bị mất ngủ lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, giảm sút trí nhớ và gây nên những căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy, để tránh tình trạng rối loạn giấc ngủ, cần có sự sắp xếp thời gian khoa học, không nên đi ngủ quá muộn, tránh uống các loại có chất kích thích gây khó ngủ và luyện tập thể thao đều đặn.