Chứng trầm cảm khiến người bệnh cảm thấy mất hết sức lực, “không xứng đáng” (worthlessness), “không làm được việc gì” (helplessness), và tuyệt vọng. Những ý tưởng bi quan và yếm thế (negative thoughts) này khiến tinh thần họ suy sụp. Từ việc suy sụp về tinh thần đưa đến sự chán sống và tê liệt cả thể xác.
Điều quan trọng cần nhớ là những tư tưởng bi quan yếm thế này có tính cách ngắn hạn, khi cách chữa trị công hiệu, các tư tưởng yếm thế bi quan này sẽ từ từ mất dấu.
Bước 1: Tạo cho mình những mục đích có thể thức hiện được (realistic goals) và lãnh nhận trách nhiệm của mình
Bước 2: Tìm một người tin cẩn để giải bày tâm sự, hỏi ý kiến; không nên trốn tránh thân nhân, xoay sở một mình hoặc giữ “bí mật”
Bước 3: Làm những việc mà ta thấy thích thú
Bước 4: Tập những động tác thể dục mà cơ thể kham nổi để giúp lấy lại khí lực
Bước 5: Tham dự vào đời sống bên ngoài: đi xem phim (thay vì ngồi nhà xem CD), đi chùa, đi nhà thờ…tham dự những hoạt động chung với một nhóm người
Bước 6: Cần thực tế và chấp nhận rằng những ý nghĩ bi quan yếm thế chỉ giảm từ từ qua nhiều ngày tháng, không biến mất trong vài tuần lễ
Bước 7: Không nên có những quyết định quan trọng (thay đổi công việc làm, kết hôn, ly dị…) trong khi đang buồn rầu phẫn chí, hãy chờ đến khi sức khỏe khả quan hơn. Hỏi ý kiến những người biết rõ mình trước khi bị chứng trầm cảm
Bước 8: Không mấy ai “hết bệnh” trầm cảm qua đêm, họ chỉ cảm thấy dễ chịu hơn, mỗi ngày một chút.
Bước 9: Sự lạc quan sẽ giúp ta lìa bỏ hoặc thay thế những ý tưởng bi quan buồn rầu của chứng trầm cảm, nhất là khi bệnh được chữa trị đúng mức
Bước 10: Hãy để người thân giúp đỡ ta.
Bs. Trần Lý Lê