Một số quy ước về sóng điện tim bình thường, nếu chỉ số nằm trong các ngưỡng này sau khi đo thì người đó ở trạng thái khỏe mạnh.
Mục lục
Phức bộ QRS
- Phức bộ QRS ở các chuyển đạo trước tim
- Toàn bộ chiều rộng của QRS không quá 0,10s (2,5 ô vuông nhỏ).
- Phải có ít nhất một chuyển đạo có R cao trên 8mm.
- Sóng R cao nhất không vượt quá 27 mm.
- Sóng S sâu nhất không quá 30 mm.
- Tổng giá trị tuyệt đối của sóng S sâu nhất và sóng R cao nhất không quá 40 mm.
- Thời gian hoạt động thất (temps d’activation ventriculaire) tính từ điểm bắt đầu của QRS đến đỉnh sóng R ở các chuyển đạo có phức bộ qR không vượt quá 0,04s (1 ô vuông nhỏ).
- Sóng Q không sâu quá 1/4 chiều cao của sóng R tiếp sau.
- Bề rộng của sóng q không quá 0,04s.
Sóng T
Sóng T ở các chuyển đạo trước tim
- V1: sóng T có thể dương, đảo ngược, hai pha hoặc dẹt (trừ khi trước đây sóng T của bệnh nhân đó dương thì sóng T ở V1 phải luôn luôn dương).
- V2: sóng T có thể dương, đảo ngược, hai pha hoặc dẹt (trừ khi a/ sóng T trước đó là dương hoặc b/ sóng T dương ở V1 thì ở V2 sóng T cũng phải luôn luôn dương). Thông thường, sóng T dương ở V2.
- V3 – V6: sóng T luôn luôn dương. Nói chung từ V3-V6 chiều cao của sóng T > 1/8 – nhưng < 2/3 chiều cao của sóng R ở cùng một chuyển đạo.
Đoạn ST
Đoạn ST ở các chuyển đạo trước tim
- ST không chênh lên hoặc chênh xuống quá 1mm so với đường đẳng điện.
- Quy ước này không nên áp dụng cứng nhắc cho các chuyển đạo V1 và V2 vì đoạn ST ở các chuyển đạo này có thể nằm lẫn vào phức bộ QRS.
Phức bộ QRS ở chuyển đạo ngoại biên
Phức bộ QRS ở các chuyển đạo ngoại biên
- Sóng Q: không sâu quá 1/4 chiều cao của sóng R kế tiếp và không rộng quá 0,04s ở aVL, I, II hoặc aVF.Nếu trục QRS nằm từ + 75o hoặc chuyển phải thì aVL, aVR trở thành các chuyển đạo buồng tim thì q có thể có ở bất kỳ kích thước nào.
- Sóng R: không vượt quá 13 mm ở aVl và 29 mm ở aVF.
- Trục QRS: từ – 30o → + 900.Sóng T ở chuyển đạo ngoại biên• Sóng T ở các chuyển đạo ngoại biên
Trục của sóng T trong mặt phẳng chắn không dao động quá ± 450 so với trục của QRS.
Nếu có sóng q bất thường ở II, aVF thì sóng T đảo ngược ở các chuyển đạo này được coi là bất thường cho dù trục của T và QRS chênh nhau không quá 45o.
Đoạn ST và sóng P ở chuyển đạo ngoại biên
Đoạn ST ở các chuyển đạo ngoại biên: Không chênh lên hoặc chênh xuống quá 1 mm so với đường đẳng điện
Sóng P
- Không rộng quá 0,12s và không cao quá 2,5 mm ở DII
- Bề rộng của pha âm (nếu có) ở V1 không bao giờ rộng hơn pha dương.
Ts. Tạ Mạnh Cường – Viện tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai