Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc chất lượng ảnh hưởng lớn đến người sử dụng . Và đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng nếu người uống bị ngộ độc.
Mục lục
Rượu uống và các đồ uống có cồn khác có chứa ethanol gây ngộ độc cấp tính (say rượu) và dễ gây nghiện.
Có nhiều loại rượu khác (thường gọi là cồn công nghiệp, như methanol, isopropanol, các sản phẩm ethanol sản xuất ra dành cho các mục đích khác) và các glycol (như ethylene glycol) gây ngộ độc nặng nề và phức tạp hơn nhiều lần và không được dùng để uống.
Uống nhiều rượu: ảnh hưởng xấu tới tất cả các cơ quan của cơ thể(cả trước mắt và lâu dài), ảnh hưởng xấu về nhiều lĩnh vực (trật tự, xã hội, kinh tế,…).
Biểu hiện của ngộ độc rượu
Ngộ độc cấp tính
Nhẹ dẫn tới nói nhiều, mất kiểm soát hành vi, lời nói, mất thăng bằng, mất khả năng phán xét, nôn, viêm dạ dày.
Nặng gây hôn mê, thở yếu, ngừng thở, tụt huyết áp, hạ thân nhiệt, hạ đường máu, tử vong hoặc di chứng tổn thương não lâu dài.
Các tai biến, biến chứng trước mắt
Chấn thương, nhiễm trùng, tổn thương cơ, suy thận, tửvong.
Đặc biệt nguy hiểm nếu rượu uống chứa các rượu độc khác (nhưmethanol):
Ngay sau uống biểu hiện giống như uống rượu thông thường nhưng 8 – 48 giờ sau biểu hiện mù mắt, tổn thương thần kinh, tim mạch, thận,…và dễ tử vong.
Hậu quả trên sức khỏe của lạm dụng, nghiện rượu:
Thần kinh, tâm thần: Gây nghiện, thoái hóa não, teo não, rối loạn tâm thần, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, bệnh các dây thần kinh, hội chứng cai rượu (“cơn vật do rượu”, “cơn thèm rượu”).
Tiêu hóa: Viêm loét dạ dày, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, viêm tụy cấp, suy tụy, xơgan.
Chuyển hóa: tăng axit uric máu, bệnh gút, đái tháo đường, thiếu nhiều chất dinh dưỡng.
Sinh sản, nuôi con sữa mẹ: Giảm khả năng sinh sản với cả nam và nữ giới. Giảm bài xuất sữa với người mẹ. Thai bị dị tật, thai lưu, chậm phát triển về tâm thần, thể chất của trẻ khi mang thai và sau sinh ra.
Tim mạch: suy tim, loạn nhịp tim, ngừng tim đột ngột.
Các cơ quan khác: loãng xương, hoại tử xương đùi, giảm thị lực, da mỏng, ung thư(gan, thực quản, đại tràng, trực tràng, tuyến tiền liệt, tuyến vú), giảm các tế bào máu, nếu bị chảy máu thì khó cầm, giảm sức đề kháng của cơ thể, khi bị bệnh thì người nghiện rượu thường bị bệnh nặng hơn và dễ tửvong hơn.
Cách sơ cấp cứu với người ngộ độc rượu
– Không điều khiển phương tiện giao thông, vận hành máy móc hay lao động khác đòi hỏi sự tập trung hoặc độan toàn cao..
– Ăn uống đủ: đặc biệt chất đường, tinh bột
– Nằm ngủ: tư thế nằm nghiêng đầu và vai cao hơn, giữ ấm có người theo dõi (đảm bảo thở đều, êm và hồng hào, gọi hỏi biết).
– Hoặc nói, hát nhiều hơn (nếu có thể và không ảnh hưởng xung quanh).
Nếu nặng:
– Gọi hỏi không biết, co giật, khò khè, nôn nhiều: cho người bệnh nằm nghiêng sang một bên.
– Thở yếu, thở chậm, ngừng thở, tím tái: hà hơi thổi ngạt hoặc cấp cứu theo điều kiện tại chỗ.
– Cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế nếu: tình trạng nặng, hoàn cảnh có thểgây chấn thương, sốt,…), nôn nhiều, hôn mê lâu không tỉnh, nhìn mờ, tiểu tiện ít, mệt nhiều: cần gọi cấp cứu và đưa đến bệnh viện.
Phòng tránh ngộ độ rượu
– Tốt nhất không nên uống nếu không kiểm soát được.
– Uống đúng lúc: chỉ nên uống nếu sau uống sẽ nghỉ ngơi, không điều khiển phương tiện đi lại, không lao động hoặc các hoạt động đòi hỏi đảm bảo độ an toàn cao hoặc sự tập trung.
– Uống ít:
+ Không quá 20 gam/ngày (nam giới), 10 gam/ngày (nữ giới), ví dụ:
+ Nữ: 200ml bia Hà Nội (5%), 25ml rượu Vodka, Lúa Mới (39.9%).
+ Nam: 400ml bia Hà Nội (5%), 50ml rượu Vodka, Lúa Mới (39.9%).
– Với người không có chuyên môn có thể coi độcồn 1% nghĩa là trong 100ml có 1g ethanol.
– Hoặc căn cứ tác dụng: chỉ uống nếu vẫn tỉnh táo, phán xét, kiểm soát được động tác và lời nói, nói rõ nét và đi lại vững).
– Ăn đầy đủ trước, trong và ngay sau uống.
– Giữ ấm, tránh lạnh nếu trời lạnh.
– Chọn sản phẩm an toàn để uống: có nguồn gốc, nhãn mác và nơi bán tin cậy.
– Những người không nên uống rượu:
+ Trẻ em, vị thành niên.
+ Phụ nữ có thai (hoặc đang chờ có thai), cho con bú.
+ Người không kiểm soát được số lượng uống.
+ Lái xe, vận hành máy móc hoặc các hoạt động đòi hỏi tập trung, kỹ năng và phối hợp động tác hoặc độ an toàn cao.
+ Đang dùng thuốc (trước khi dùng thuốc bạn phải hỏi kỹ bác sỹ có được uống rượu khi đang dùng thuốc hay không).
+ Người mới bỏ rượu xong.
+ Mắc một số bệnh: suy tim, loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp, bệnh phổi tác nghẽn mãn tính, viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa,…
Theo Cẩm nang truyền thông.