Dây rốn được coi là ngắn khi nó chưa được 30 cm. Theo số liệu thống kê thì có tới 6% thai nhi có dây rốn quá ngắn. Hiện chưa xác định được nguyên nhân vì sao mà dây rốn lại quá ngắn như vậy nhưng giải thích đơn giản nhất là do thai nhi ít cử động nên dây rốn kém phát triển.
Bác sĩ có thể nhận biết được nguy cơ dây rốn ngắn qua các dấu hiệu thai nhi có nhịp tim nhanh, chậm bất thường hoặc bị treo lơ lửng. Thai nhi khó chuyển động đến khung chậu của mẹ.
Dây rốn ngắn sẽ không bình chỉnh được ngôi thai hoặc khiến thai nhi khó cử động, nếu dây rốn quá ngắn có thể bị căng quá mức hoặc co thắt lại, làm cắt đứt hoặc giảm sự trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi. Thai không nhận được dinh dưỡng và máu nuôi cơ thể sẽ có nguy cơ sinh ra nhẹ cân, thiếu máu. Có những trường hợp cá biệt thai nhi không nhận được oxy từ mẹ nên tử vong trong thai kỳ. Phần lớn các ca có dây rốn ngắn sẽ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Nếu dây rốn quá ngắn thì sẽ bị kéo căng quá mức hoặc co thắt lại khiến quá trình trao đổi chất ở thai nhi chậm lại hoặc bị cắt đứt hoàn toàn. Vì thế trẻ sinh ra dễ bị thiếu máu hoặc nhẹ cân.
Lịch sử đã ghi nhận trường hợp ca sinh mổ thành công và bé phát triển bình thường khi chỉ có dây rốn ngắn có 13 cm.