Canxi có vai trò đặc biệt đối với cơ thể con người. Thiếu Canxi có thể dẫn đến chuột rút, tóc khô gãy, loãng xương.. Vậy, những dấu hiệu khi cơ thể thiếu Canxi là gì? Phương pháp bổ sung Canxi cho cơ thể như thế nào?
Mục lục
Nhu cầu Canxi của cơ thể và nguyên nhân gây thiếu Canxi
Canxi là một trong 5 nguyên tố vi lượng quan trọng thiết yếu với cơ thể, chỉ đứng sau Carbon, Oxy, Hydrogen, Azote. Canxi là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng. Ngoài ra, Canxi còn tham gia vào quá trình đông máu và các hoạt động co giãn tế bào cơ trong cơ thể. Có thể nói, vai trò của Canxi đối với cơ thể là không thể bàn cãi.
Canxi tham gia vào các hoạt động co giãn tế bào cơ trong cơ thể. (Ảnh minh họa)
Lượng Canxi cần thiết cho cơ thể
Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO, lượng Canxi cần thiết cho cơ thể tùy thuộc vào độ tuổi, cụ thể như sau:
- Trẻ em 0-1 tuổi cần 400mg – 600mg /ngày
- Trẻ em 1-10 tuổi cần 800 mg /ngày
- Người lớn 11- 24 tuổi cần 1200 mg /ngày
- Người lớn 24 – 50 tuổi cần 800mg – 1000mg /ngày
- Phụ nữ có thai, người cao tuổi cần 1200 mg – 1500 mg /ngày
Những nguyên nhân gây thiếu Canxi
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu Canxi , trong đó có ngyên nhân chủ yếu liên quan tới chế độ ăn và lối sống.
- Do người dân Việt Nam chưa có thói quen dùng sữa hàng ngày (trong sữa chứa hàm lượng canxi cao).
- Do người dân trồng các loại rau, cây ăn quả, vật nuôi… sử dụng phân bón hóa học, chất kích thích cho động, thực vật mau lớn đã làm hàm lượng của nhiều loại vật chất tự nhiên giảm đi.
- Do quá trình đun nấu làm thất thoát canxi.
- Do con người ít vận động, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên cơ thể không hấp thụ được nhiều canxi.
- Do những thói quen xấu: hút thuốc lá, uống rượu, uống uống nhiều cà phê…gây cản trở việc hấp thụ canxi.
- Do tỷ lệ người béo phì gia tăng (người béo phì hấp thụ nhiều chất béo và chất đạm dẫn đến axít béo kết hợp với canxi thải ra theo phân làm thất thoát canxi).
- Do trẻ em dùng nhiều đồ uống đóng chai (trong đồ uống có hàm lượng phốt pho cao gây cản trở sự hấp thụ canxi).
- Do môi trường ô nhiễm, con người sử dụng chất kích thích hoăc thuốc cản trở sự hấp thụ Canxi
Thiếu canxi do người Việt chưa có thói quen dùng sữa và các thực phẩm giàu Canxi (Ảnh minh họa)
Thiếu Canxi dẫn đến hậu quả gì?
Thiếu Canxi gây ra nhiều vấn đề trong ngắn hạn và dài hạn có thể nhiều người không lưu ý nhưng nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống cá nhân.
Thiếu Canxi gây ảnh hưởng tới trẻ em
- Chậm lớn, lùn, còi xương.
- Xương nhỏ, yếu xương, xương biến dạng.
- Răng không đều, răng dị hình, bị sâu răng…
Tác hại thiếu Canxi đối với người trưởng thành
- Mật độ canxi thấp dẫn đến gãy xương, đau nhức cơ bắp..
- Gây loãng xương.
- Nguy cơ mắc các bệnh: cao huyết áp, đại tràng, các bệnh về răng…
Thiếu Canxi dẫn đến loãng xương, các bệnh về răng, huyết áp cao…(Ảnh minh họa)
Những dấu hiệu khi cơ thể thiếu Canxi
Một số dấu hiệu rất phổ biến khi thiếu Canxi có thể dễ dàng nhận thấy như sau”:
- Bị chuột rút
- Đau cơ bắp, đặc biệt là đùi, cánh tay…khi di chuyển, đi bộ, khi ngủ.
- Mật độ canxi trong xương thấp là nguyên nhân dẫn tới:
- Gãy xương, đau nhức cơ bắp và co thắt…,
- Sâu răng, chậm mọc răng
- Giảm phát triển của răng
- Trẻ em thiếu canxi dẫn đến còi xương, răng mọc trễ hơn so với các bé cùng tuổi…
Trẻ em thiếu Canxi dẫn đến còi xương, răng mọc chậm…(Ảnh minh họa)
Thiếu canxi gây chứng loãng xương
- Mất xương, loãng xương (xảy ra ở phụ nữ mãn kinh hoặc sau mãn kinh có nồng độ estrogen giảm, làm giảm sự hấp thu canxi).
- Thiếu xương thường gặp ở phụ nữ, nam giới, trẻ em cũng có thể bị ảnh hưởng.
Thiếu canxi gây Cao huyết áp
- Huyết áp cao là một trong các triệu chứng thiếu hụt canxi.
- Canxi cần thiết cho các hoạt động của hệ thống tim mạch để hệ thống này làm việc một cách thích hợp.
Thiếu canxi gây ra các vấn đề về đại tràng
- Polyp đại tràng có thể phát triển do cơ thể không đầy đủ canxi.
Thiếu Canxi có thể gây Mất ngủ
- Giấc ngủ không đủ sâu, mất ngủ, khi thức giấc người mệt mỏi…
Thiếu canxi có thể khiến Móng tay dễ gãy
- Móng tay yếu.
- Móng tay mềm, dễ gãy..
Phương pháp bổ sung canxi cho cơ thể
Để bổ sung Canxi tốt nhất cho cơ thể, bạn nên đi khám cơ sở y tế chuyên khoa dinh dưỡng trước hết. Sau đó lựa chọn phương pháp bổ sung Canxi phù hợp với thể trạng cơ thể và các chỉ số sinh hóa đã thực hiện, tránh việc bổ sung vô tội vạ Canxi vừa gây tốn kém vừa gây hại cho cơ thể.
Một số cách bổ sung Canxi cho người bị thiếu Canxi như sau:
- Uống sữa hàng tuần (trong sữa chứa lượng canxi rất cao)
- Sữa chua, phô mai, bơ và kem là nguồn bổ sung canxi rất tốt.
- Bổ sung đậu nành trong thực đơn hàng ngày.
- Đảm bảo chế độ ăn nhiều rau xanh: cải xoăn, rau diếp, bông cải xanh, bắp cải… là nguồn canxi tuyệt vời.
- Uống thuốc bổ sung canxi theo chỉ định của bác sỹ. Lưu ý bổ sung canxi với liều lượng nhỏ, 2 lần/ngày, vào buổi sáng và buổi tối.
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời 15 phút mỗi ngày giúp cơ thể tự tổng hợp Vitamin D tự nhiên.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời 15 phút mỗi ngày để cơ thể tổng hợp Vitamin D tự nhiên (Ảnh minh họa)
- Cắt giảm caffeine bằng cách: không uống quá nhiều cà phê, trà, hoặc các thức uống chứa caffeine khác.
- Hạn chế đồ ăn giàu protein: chế độ ăn giàu đạm động vật có thể làm hao hụt lượng Canxi từ xương, vì vậy nếu ăn nhiều thịt đỏ và trứng (1-2 bữa ăn mỗi ngày), thì bạn cần tăng lượng canxi…
Thiếu Canxi là vấn đề nóng của nhân loại. Canxi chiếm 1,5 – 2% trọng lượng cơ thể, 99% tồn tại trong xương, răng, móng tay, móng chân, chỉ có 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào nhưng vai trò của nó lại vô cùng quan trọng, nhất là đối với trẻ em.
Khi thiếu canxi, trẻ bị còi xương, răng mọc không đều, răng bị sâu… Người trưởng thành thiếu Canxi dẫn đến loãng xương, mất xương, nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tim mạch, tiêu hóa… Vì vậy, chúng ta cần bổ sung Canxi đầy đủ cho cơ thể bằng cách: uống sữa hàng tuần, đảm bảo chế độ ăn nhiều rau xanh, tăng cường phơi nắng, tập thể dục, hạn chế đồ ăn giàu protein…