Phải mang giầy thường xuyên là “cực hình” đối với những người bị hôi chân. Hôi chân không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng làm cho người bị hôi chân có cảm giác ngại ngùng, mất tự tin khi ở chỗ đông người. Vậy làm thế nào để chữa hôi chân, đọc ngay bài viết dưới đây
Mục lục
Thế nào là hôi chân
Hôi chân là do tuyến mồ hôi trong cơ thể bài tiết quá nhiều, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Trong môi trường bí, ẩm, vi khuẩn này phát triển nhanh chóng tạo mùi khó chịu, hôi, dính.
Bàn chân ở người hôi chân là nơi khu trú của nhiều vi khuẩn gây mùi. Các vi khuẩn phân hủy cư trú ở ngay lớp tế bào sừng. Khi mồ hôi tiết ra nhiều làm lớp tế bào sừng ngoài cùng luôn bị thấm đẫm trong mồ hôi. Các tế bào này bị ngâm trong mồ hôi càng lâu thì các vi khuẩn phân hủy càng hoạt động mạnh, làm thoát ra mùi hôi khó chịu.
Nguyên nhân gây hôi chân
Có nhiều nguyên nhân gây hôi chân. Ở những người hôi chân nặng, thậm chí không làm gì chân vẫn hôi. Do hệ thần kinh thực vật rối loạn, chân luôn tiết ra nhiều mô hôi. Ngoài ra, một số trường khác dưới đây cũng có thể khiến chân bị hôi khi đi giày:
- Quá trình vận động, đi đứng, chạy, nhảy….khiến chân ra mồ hôi.
- Khi chân ra mồ hôi lại bị bít kín trong giầy, tất là điều kiện thuận lợi để cho nấm và vi khuẩn phát triển gây mùi hôi.
Cách chữa hôi chân
Để chữa dứt điểm hôi chân thì đòi hỏi cần có sự thăm khám kiểm tra của bác sỹ, còn để khắc phục và phục hồi dần có thể tham khảo các cách chữa hôi chân sau đây.
1. Chữa hôi chân bằng thuốc
- Rửa sạch chân mỗi tối.
- Sau đó dùng khăn bông mềm lau khô chân (bàn chân, kẽ chân, cổ chân)
- Để chân thông thoáng khoảng 10 phút.
- Sau đó dùng thuốc đặc trị hôi chân bôi, xịt lên các kẽ, ngón, bàn chân.
- Bôi thuốc hàng ngày (theo chỉ định của bác sỹ).
Lưu ý: Không tự ý mua các loại thuốc chữa hôi chân đang bán trôi nổi trên thị trường. Khi dùng thuốc cần đi khám ở các cơ sở chuyên khoa da liễu.
2. Chữa hôi chân bằng phương pháp dân gian
Ngâm chân bằng hỗn hợp nước chanh, muối có tác dụng khử mùi rất tốt.
Ngâm chân bằng nước muối, chanh (Ảnh minh họa)
Cách làm:
- Đun nước sôi, để nguội, sau đó hòa với một lượng muối tinh thích hợp.
- Cho một chút nước cốt chanh vào nước.
- Dùng hỗn hợp nước, cốt chanh để ngâm chân.
- Thời gian ngâm chân khoảng 30 phút.
- Sau đó, rửa lại chân với nước sạch, thấm khô chân bằng khăn mềm.
- Ngâm chân một ngày một lần vào buổi tối trong thời gian 2 tuần.
Ngâm chân bằng nước trà xanh chữa hôi chân
Trong trà xanh có chứa chất acid tanic sẽ ngăn đổ mồ hôi và loại bỏ mùi hôi hiệu quả và kéo dài hơn các phương pháp thông thường khác.
Chữa hôi chân bằng nước trà xanh (Ảnh minh họa)
Cách làm:
- Dùng lá trà xanh tươi rửa sạch để ráo nước.
- Cho lá trà xanh vào nồi đun sôi sau đó bỏ thêm vài hạt muối.
- Dùng nước trà xanh đã để nguội, ngâm chân khoảng 15 – 20 phút rồi lau khô chân.
- Ngâm chân 1 ngày/ 1 lần vào buổi tối.
- Ngâm chân bằng nước trà xanh sau 1 tháng sẽ thấy hết hẳn mùi hôi.
Dùng phèn chua chữa hôi chân
- Rửa sạch chân bằng xà phòng sau đó lau sạch.
- Để chân thông thoáng khoảng 10 đến 15 phút.
- Sau đó dùng phèn chua đã tán mịn (phèn đã được đun và tán cẩn thận) bôi vào kẽ chân, bàn chân.
- Bôi phèn ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
- Bôi liên tục trong 2 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Lưu ý: Đối với những người chân có mùi hôi nặng thì bôi phèn từ 2 đến 3 tháng, tuy nhiên cứ 2 tuần lại dừng 3 ngày để cho da nghỉ sau đó lại bôi tiếp. Phèn chua còn có tác dụng chữa hôi nách cực kỳ hiệu nghiệm.
Ngâm chân bằng nước gừng
- Dùng nước đã được đun sôi sau đó cho vài hạt muối.
- Khi nước còn ấm, cho một củ gừng đã cạo vỏ và giã nhỏ (cho cả bã gừng và nước gừng)
- Sau đó dùng hỗn hợp nước gừng để ngâm chân.
- Ngâm chân trong thời gian 20 phút, 1 ngày/1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Ngâm chân bằng nước gừng từ 1 đến 2 tuần sẽ không thấy mùi hôi chân nữa.
Chữa hôi chân bằng nước gừng (Ảnh minh họa)
Lưu ý: Ngâm chân bằng nước gừng ấm có tác dụng khử mùi hôi ở chân, dễ ngủ và tốt cho sức khỏe.
Phòng tránh hôi chân
- Không đi chân đất ở những nơi công cộng vì có khả năng lây nhiễm bệnh cao.
- Giữ bàn chân luôn sạch sẽ: cắt móng chân thường xuyên, rửa chân bằng nước sạch, nhất là các khe kẽ, sau đó để khô chân mới mang giầy, dép.
- Không mang giầy dép quá chật, kín, vì như vậy chân dễ bị ra mồ hôi và có mùi.
- Mùa hè cần đi giầy có lỗ thoáng hoặc dép.
Giữ cho đôi chân luôn thông thoáng (Ảnh minh họa)
- Không đi giầy, dép chung với người khác.
- Bảo quản giầy, dép luôn khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ.
- Khi mang giầy, nên đi tất chất cotton.
- Thường xuyên vệ sinh giầy, tất.
- Khi thấy tất ngả màu, thô và cứng nên thay đôi mới.
- Thỉnh thoảng phải “khử trùng” cho giầy bằng cách phơi giầy dưới ánh nắng mặt trời.
Lưu ý chế độ ăn: Để trừ khử mùi hôi, không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây ra mồ hôi như: ớt cay, hành sống, tỏi sống…
Lời kết
Bị hôi chân là do mồ hôi lưu cữu trong chân quá lâu, cộng với môi trường bít kín của giầy khiến vi khuẩn phát triển nhanh, gây ra mùi hôi.
Vì vậy, để đảm bảo có đôi chân thơm tho, sạch sẽ, chúng ta cần giữ cho chân khô ráo, thoáng mát. Sau 8 giờ làm làm việc, nếu có thời gian, hãy massage chân và ngâm chân bằng nước muối ấm, vừa tốt cho sức khỏe, vừa phòng tránh hôi chân.