Loãng xương là một căn bệnh của tuổi già, tuy nhiên hiện nay có rất nhiều bạn trẻ cũng bị mắc căn bệnh này. Thể thao luôn có lợi cho sức khỏe tuy nhiên luyện tập không phù hợp cũng sẽ trở thành trở ngại, gánh nặng cho xương khiến cho bệnh loãng xương ngày càng nặng thêm. Vậy, những loại hình thể thao nào phù hợp với người bị loãng xương?
Mục lục
Tìm hiểu về bệnh loãng xương
Loãng xương là tình trạng giảm khối lượng xương và tổn thương vi cấu trúc của mô xương làm cho xương trở nên giòn và dẫn tới gãy xương.
Bệnh loãng xương do nhiều nguyên nhân: lớn tuổi, hút thuốc, thiếu calci, uống rượu…gây nên. Ngoài ra, cách điều trị loãng xương, chế độ ăn uống, dinh dưỡng cũng được đề cập rất nhiều trong việc điều trị loãng xương.
Biểu hiện khi bị loãng xương
+ Đau dọc các xương dài.
+ Đau cột sống.
+ Gù vẹo cột sống.
+ Xẹp lún đốt sống.
+ Gãy xương…
Những người có nguy cơ loãng xương
+ Người trên 50 tuổi.
+ Phụ nữ mãn kinh.
+ Phụ nữ đã bị cắt tử cung, buồng trứng.
Người ngoài 50 tuổi có nguy cơ loãng xương cao (Ảnh minh họa)
+ Người có trọng lượng cơ thể thấp.
+ Người nằm bất động lâu ngày.
+ Người hút thuốc lá, uống rượu.
+ Tiền sử bản thân và trong gia đình có người dễ bị gãy xương…
Các loại hình luyện tập phù hợp đối với người bị loãng xương
Mục đích:
+ Áp dụng những loại hình không chịu sức nặng của thể trọng cơ thể.
+ Cải thiện tư thế, có tác dụng dưỡng sinh.
Các loại hình phù hợp
+ Tập thể dục thể dục nhịp điệu với các động tác nhẹ nhàng.
+ Khiêu vũ, nhảy múa.
+ Đẩy tạ.
+ Kéo dây chun đàn hồi, thể trọng đàn hồi…
+ Bơi lội.
+ Đạp xe.
+ Đi bộ…
Thời gian luyện tập
+Từ 45 phút đến 1h/ngày.
+ Từ 2 – 3 ngày mỗi tuần.
Lưu ý: Cần duy trì tập thể dục lâu dài để giảm tỷ lệ gãy xương.
Các loại hình cần tránh
+ Các bài tập yêu cầu kéo cong cột sống, gập bụng.
+ Các bài tập làm tăng nguy cơ té ngã: đá bóng.
+ Các bài tập đòi hỏi chuyển động mạnh, bất ngờ như: tennis, đánh golf.
Người bị loãng xương không nên chơi những môn thể thao nặng, dễ ngã (Ảnh minh họa)
Chế độ dinh dưỡng cho người bị loãng xương
+ Ăn các thức ăn có nhiều calci như: tôm, cá, trứng…
+ Phơi nắng khoảng 10-15 phút mỗi ngày để có đầy đủ vitamin D cho cơ thể.
+ Bổ sung calci và vitamin D để bảo đảm lượng thu nhập tối thiểu cần thiết trong ngày bằng viên uống calci và vitamin D.
Ngoài ra cần:
+ Hạn chế thuốc lá, cà phê, rượu.
+ Năng vận động, luyện tập thể thao.
Người bị loãng xương nên hạn chế café, thuốc lá (Ảnh minh họa)
Lời kết
Hiện nay, trên thế giới tỷ lệ người bị loãng xương có xu hướng gia tăng và trở thành gánh nặng cho y tế cộng đồng.
Ở Việt Nam cũng vậy, cứ 3 phụ nữ trên 50 tuổi thì có 1 người bị loãng xương và 10 người nam thì có 1 người mắc căn bệnh này. Như vậy, nước ta hiện đang có trên 2 triệu phụ nữ và 500 nghìn nam giới trên 50 tuổi trong tình trạng loãng xương.
Vì vậy, để đề phòng bệnh loãng xương, ngoài việc đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ vitamin, dưỡng chất, bổ sung calci, vitamin D, người dân cần thực hiện một lối sống lành mạnh và lựa chọn những môn thể thao phù hợp không gây trở ngại, ảnh hưởng đến hệ thống xương.
Benh.vn