Để phòng tránh bệnh tật, ngoài việc thường xuyên tập thể dục, giữ cơ thể ở trạng thái cân bằng thì việc bồi bổ cơ thể để tăng cường sức đề kháng và miễn dịch là điều vô cùng cần thiết. Với những kiến thức và món ăn giúp tăng cường sức đề kháng và miễn dịch dưới đây. benh.vn hy vọng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn đọc có một cơ thể khỏe mạnh.
Mục lục
- 1 Các món ăn tăng cường miễn dịch từ rau bina
- 2 Các món ăn tăng cường miễn dịch từ súp lơ xanh
- 3 Các món ăn tăng cường miễn dịch từ bắp cải
- 4 Các món ăn tưng cường miễn dịch từ nấm hương
- 5 Canh bí đỏ nấu thịt lợn
- 6 Đuôi lợn hầm hạt sen
- 7 Cháo cá diếc
- 8 Vai trò của Tỏi trong việc bảo vệ hệ thống miễn dịch
- 9 Lời kết
Hệ miễn dịch là một hệ thống bao gồm cấu trúc và tiến trình sinh học trong một sinh vật để bảo vệ khỏi bệnh tật. Để có thể hoạt động, hệ miễn dịch phải có khả năng phát hiện rất nhiều tác nhân gây bệnh, từ virus tới sâu ký sinh, và phân biệt chúng với các mô khỏe mạnh của cơ thể.
Các nhóm thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch:
- Các món ăn từ rau, củ.
- Các món ăn từ thịt, cá.
- Nhóm gia vị.
Các món ăn tăng cường miễn dịch từ rau bina
Rau bina là một món ăn tăng cường miễn dịch tuyệt vời nhờ thành phần vitamin và chất khoáng giàu trong nó.
Rau bina thúc đẩy sự tăng trưởng, tăng sức đề kháng (Ảnh minh họa)
Tác dụng của rau bina
- Giàu vitamin C, carotene, protein và các khoáng chất như sắt, canxi, phốt pho.
- Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển, tăng sức đề kháng.
- Chất carotene trong rau bina có thể chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, bảo vệ thị lực và sức khỏe các tế bào trên da, tăng cường khả năng phòng các bệnh truyền nhiễm.
Cách chế biến rau bina
- Rau bina nấu khoai tây.
- Rau bina xào thịt…
Các món ăn tăng cường miễn dịch từ súp lơ xanh
Súp lơ xanh là một món ăn tăng cường miễn dịch rất phổ biến vào mùa đông. Món này vừa rẻ vừa dễ kiếm nên rất được ưa chuộng.
Tác dụng của súp lơ xanh
- Giàu dinh dưỡng, giúp tăng cường hệ miễn dịch.
- Chứa vitamin A, vitamin C và glutathione giúp cải thiện hệ miễn dịch.
Cách chế biến súp lơ xanh thành món ăn tăng cường miễn dịch
- Súp lơ xanh luộc chấm nước mắm tỏi.
- Súp lơ xanh xào thịt bò, nấu canh nấm.
Các món ăn tăng cường miễn dịch từ bắp cải
Bên cạnh Súp lơ xanh, bắp cải là một loại rau có thể chế biến nhiều món ăn tăng cường miễn dịch đơn giản cho mọi người.
Tác dụng của bắp cải
- Giàu chất glutathione (có chức năng tăng cường miễn dịch).
- Giàu dinh dưỡng với nhiều chất chống oxy hóa.
- Nhiều vitamin thực vật, một loại thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Cách chế biến bắp cải thành món ăn tăng cường miễn dịch
- Bắp cải luộc chấm trứng với nước mắm.
- Bắp cải xào thịt bò, nấu canh …
Các món ăn tưng cường miễn dịch từ nấm hương
Nấm hương là một trong những thực phẩm có mùi được ưa chuộng hàng đầu trong các món ăn tăng cường miễn dịch. Có thể sử dụng nấm hương khô hoặc nấm hương tươi.
Nấm hương giúp phòng ngừa và điều trị bệnh cảm cúm (Ảnh minh họa)
Tác dụng tăng cường miễn dịch của nấm hương
- Thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng protein và chất béo cao.
- Nấm chứa một lượng lớn ergosterol và fungisterol có thể chuyển hóa thành vitamin D.
- Có tác dụng rất tốt trong việc tăng đề kháng với bệnh, phòng ngừa và điều trị bệnh cúm.
Cách chế biến
- Nấm hương xào thịt bò.
- Nấm hương làm nem, nấu canh mọc….
Canh bí đỏ nấu thịt lợn
Công dụng
– Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
– Bồi bổ tì thận, thích hợp với người suy nhược cơ thể hoặc ăn uống kém.
– Phòng chống bệnh của tạng tì và tạng thận.
Cách chế biến
-Thịt lợn sau khi đã chế biến và tẩm ướp cho lên bếp ninh nhừ.
– Khi thịt chín cho bí đỏ vào ninh tiếp đến khi bí đỏ mềm, vị ngọt của bí đỏ thẩm thấu vào miếng thịt giúp cho canh có vị ngọt, thơm.
– Trước khi ăn cho hành tươi vào canh (ăn canh nóng sẽ tốt hơn)
Đuôi lợn hầm hạt sen
Công dụng
– Tốt cho người thận suy, tinh lực yếu, đau lưng mỏi gối, mất ngủ…
– Giúp chị em phụ nữ điều hòa khí huyết, sắc mặt hồng hào, da mịn màng, trắng đẹp, chống nhăn da, nứt da, lão hóa da.
Cách chế biến
– Đuôi lợn sau khi đã chế biến và tẩm ướp cho vào hầm nhừ.
– Sau khi đuôi lợn đã hầm nhừ cho hạt sen vào ninh tiếp đến khi chín.
– Trước khi ăn cho hành lá, rau thơm và hạt tiêu (nên ăn nóng).
Cháo cá diếc
Công dụng
– Bổ tì, ích khí, trừ phong thấp, đau nhức.
– Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Cháo cá diếc trừ phong thấp, đau nhức (Ảnh minh họa)
Cách chế biến
– Cá diếc sau khi đã làm sạch, bỏ nội tạng thì tẩm ướp.
– Dùng gạo tẻ và gạo nếp để nấu cháo, sau khi cháo đã sôi thì cho cá vào ninh nhừ (giúp cá không tanh).
– Cháo chín cho hành, thìa là thái nhỏ rồi ăn nóng.
Vai trò của Tỏi trong việc bảo vệ hệ thống miễn dịch
Công dụng
– Tỏi có chứa một số chất chống oxy hóa có thể chống lại những vi khuẩn tấn công hệ miễn dịch.
– Chất chống ô xy hóa trong đó bao gồm cả khuẩn H. pylori có liên quan tới bệnh viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày.
Tỏi giúp chống lại những vi khuẩn tấn công hệ miễn dịch.
Cách chế biến
– Tỏi được dùng làm gia vị cho hầu hết các món ăn.
– Sau khi thái tỏi, hãy để khoảng 15 – 20 phút, rồi mới nấu, xào….như vậy có thể kích hoạt những enzym tăng hệ miễn dịch.
Lời kết
Mỗi một loại thức ăn khi được chuyển hóa vào cơ thể đều có tác dụng bổ sung những chất dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, thức ăn nào dù bổ đến đâu cũng không nên lạm dụng để ăn một thời gian dài vì sẽ dẫn đến nguy cơ thừa chất hoặc thiếu chất, thậm trí gây sự “sợ hãi” cho người ăn
Vì vậy, những “nội tướng” trong gia đình nên thường xuyên thay đổi các món ăn, đặc biệt là những món ăn giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể, phòng tránh bệnh tật.