Vải là một thứ quả ngon của mùa hè. Ngày nay, khi vào mùa vải nhà nhà, người người đều ăn vải vì vị ngọt đậm đà và tiện dụng của quả vải. Tuy nhiên không phải ai ăn vải cũng tốt. Vậy, đối tượng nào không nên ăn vải ? Hãy cùng Benh.vn tìm hiểu.
Mục lục
Đặc tính của quả vải
Theo Đông y, quả vải đặc tính đại nhiệt (hạt vải còn nhiệt hơn cả cùi vải nên cần thận trọng khi làm thuốc). Cùi vải vị rất ngọt không độc (có tài liệu viết có độc có lẽ do tính quá ngọt nóng của vải). Vải có tác dụng ích tâm, ôn tỳ, tư thận, bổ huyết, dưỡng can, trừ phiền khát, làm tỉnh táo tinh thần, minh mẫn trí óc, tăng sức lực, tăng thân nhiệt, trừ hàn, tráng dương, tiêu thũng, làm đẹp nhan sắc.
Ăn quá nhiều có thể bị “say vải”
Trong cùi vải có nhiều đường glucoza, nếu ta ăn nhiều 1 lúc sẽ khiến 1 lượng lớn đường glucoza vào máu, vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insullin tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây phản ứng đường máu thấp còn gọi là triệu trứng “say vải”. Khi gặp triệu trứng này, chúng ta nên uống 1 cốc nước đường sẽ giúp cải thiện tình hình.
Vải có đặc tính nóng, dễ gây nguy hiểm cho cơ thể nếu ăn quá nhiều.
Ta chỉ nên ăn không quá 10 quả vải, ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt…. Đặc biệt là trẻ nhỏ chỉ nên ăn 3-4 quả 1 lần, không nên ăn nhiều sẽ sinh nhiệt.
Những người không nên ăn nhiều vải
– Những người có tạng nhiệt thì cũng không nên ăn vải nhiều vì cho thuốc nhiệt (vải) vào bệnh nhiệt là có hại.
– Những người thể chất âm hư, táo càng không nên ăn nhiều
– Những người bị bệnh tiểu đường cũng cần cẩn trọng khi ăn vải.
Lời kết
Ăn vải có chừng mực đem lại lợi ích cho sức khỏe. Nên ăn vải sau khi ăn cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn, nước của canh do vậy ăn cũng không lo bị nóng.
Benh.vn