Kinh nghiệm luôn là một trong những vốn quý giá của con người truyền từ đời này qua đời khác. Tuy nhiên cũng có những quan niệm lưu truyền mà không được chính xác đặc biệt là về vấn đề dinh dưỡng. Cùng đọc xem bạn có bị nhầm lẫn không nhé ?
Mục lục
1. Thức ăn không chứa chất béo tốt hơn cho người mắc bệnh tiểu đường
Nếu bạn đang quan tâm đến vòng eo của mình, chắc hẳn bạn đang chỉ chăm chăm lựa chọn một vài loại thức ăn ví dụ như salad không béo, mayonnaise hoặc bánh quy ít béo… Tuy nhiên, khi bạn đang nhai trệu trạo những thực phẩm không-chất-béo chẳng mấy ngon lành này thì vẫn có một câu hỏi được đặt ra là tại sao mình hạn chế chất béo đến thế mà vẫn không giảm cân?
Lý giải
Đó là bởi vì đồ ăn không chứa chất béo có những mặt hạn chế riêng. Có thể chúng không có chất béo, nhưng chất béo lại được thay thế bởi đường – rất nhiều đường – nhằm giúp cho các món này trở nên dễ ăn hơn. Việc thay thế này không hề tốt hơn bởi đường cũng được tích lũy trong cơ thể như chất béo.
Có một sự nhầm lần rằng thức ăn ít chất béo (được tính theo chỉ số ít hơn 3 gram chất béo cho 1 khẩu phần) – có thể giúp giảm hấp thụ calo chỉ giúp lượng tiêu thụ của sản phẩm loại này tăng nhiều hơn sản phẩm thông thường mà thôi. Trong thực tế, một vài loại thức ăn hạn chế chất béo thậm chí còn có lượng calo và đường nhiều ngang với loại thông thường, thậm chí lượng natri còn cao hơn.
Chỉ có 20% dinh dưỡng của khoai nằm ở phần vỏ.
2. Lượng dinh dưỡng của khoai nằm hết ở phần vỏ khoai
Các bà mẹ thường tin rằng vỏ khoai tây và khoai lang chứa hầu hết chất dinh dưỡng chứ không phải phần ruột. Thực ra có một vài điểm đúng, đó là vỏ khoai chứa nhiều chất xơ và một số chất khác hơn ruột khoai.
Tuy nhiên, chính xác là chỉ có 20% dinh dưỡng của khoai tây nằm ở phần vỏ mà thôi. Vỏ một củ khoai có kích cỡ trung bình chứa 920 milligram kali và 3.6 gram chất xơ, trong khi phần ruột khoai chứa 676 milligram kali (nhiều hơn lượng kali trong 1 quả chuối) và 2.6 gram chất xơ. Ngoài ra ruột khoai còn chứa vitamin C, K và B6, các chất niaxin và tiamin. Tổng lượng calories trong ruột khoai tây thông thường ước lượng khoảng 150 calo, tính cả magie, phốt pho, đồng, mangan, kẽm, và vitamin B2.
3. Ăn cà rốt tinh mắt hơn
Hàng triệu trẻ em được mẹ khuyến khích ăn cà rốt để tốt cho mắt. Đúng là ăn cà rốt tốt và giữ cho đôi mắt sáng, bởi trong cà rốt chứa beta carotene – một thành phần của vitamin A, nhưng nó không đồng nghĩa với việc làm cho con bạn có khả năng thị lực siêu phàm hơn. Việc cà rốt có khả năng khiến cho tầm nhìn tốt hơn trong đêm tối hay đại loại như vậy chỉ có thể tìm thấy trong truyện giả tưởng mà thôi.
4. Không uống sữa vì sợ béo
Theo các tài liệu khoa học hướng dẫn việc ăn kiêng, một người nên giới hạn lượng chất béo bão hòa dưỡi 10% trong tổng số lượng calo ăn vào trong một ngày. Đối với nhiều người, điều này đồng nghĩa với việc bỏ qua các loại pho mát, kem, bơ, và đổi từ sữa thông thường sang sữa không béo (một loại sữa chứa nhiều nước hơn và ít thơm ngon hơn).
Tránh ăn chất béo trong sữa thường được hiểu như là một cách để có vòng eo nhỏ hơn và tim khỏe hơn. Từ những năm 1950, người ta tin rằng chất béo bão hòa sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim (một cốc sữa thông thường chứa 4.6 gram chất béo bão hòa).
Chất béo trong sữa là chất béo tổng hợp và có lợi, không hề có hại cho tim mạch hay cân nặng.
Sự thật về chất béo trong sữa
Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học mới cho biết chất béo trong sữa không hề có hại cho tim mạch hay cân nặng của bạn. Nghe thì có vẻ thật nghịch lý, nhưng uống sữa đủ chất thậm chí có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tiểu đường loại 2, cũng như làm giảm huyết áp. Sữa không cắt chất béo thậm chí còn có thể chống béo phì. Một nghiên cứu trên cả trẻ em và đàn ông trung niên cho thấy trong sữa đủ chất, bơ và kem là 2 chất ít gây ra khả năng béo phì hơn hẳn so với người uống sữa không béo.
Nguyên nhân do chất béo trong sữa là chất béo tổng hợp và có lợi, nó gồm hơn 400 axit béo khác nhau được hòa với một lượng hợp lý protein, canxi và các chất dinh dưỡng khác. Thậm chí các nhà khoa học còn đưa ra phỏng đoán rằng trong sữa còn chứa một loại chất nào đó chưa rõ tên có khả năng đốt cháy chất béo thành năng lượng thay vì tích trữ nó.
5. Thèm ăn nghĩa là bạn đang thiếu chất dinh dưỡng
Bạn ăn bao nhiêu sô cô la cũng không đủ? Lúc nào bạn cũng thèm pho mát? Bạn không thể từ chối các món có thịt? Điều đó có đồng nghĩa với việc bạn đang thiếu các chất chứa trong các loại thực phẩm này? Rất tiếc, đây là một quan niệm đã lỗi thời. Chỉ đơn giản là cơ thể của bạn gửi đi các tín hiệu lên não bộ để yêu cầu bạn phải thực thi các mệnh lệnh mà thôi. Nguyên nhân của việc thèm ăn thường chỉ do các yếu tố cảm xúc thay vì vật lý tác động lên chúng ta. Ví dụ, khi bạn bị cấm ăn bánh bơ, bạn chỉ càng thêm thèm được ăn nó.
Ngoại lệ đáng chú ý
Có một ngoại lệ đáng chú ý, đó là nếu bạn thiếu chất dinh dưỡng như sắt chẳng hạn, bạn sẽ thấy rất thèm ăn, nhưng không phải là thèm ăn những món giàu sắt như thịt bò hay gan như bạn tưởng, mà bạn sẽ muốn nhai đá lạnh. Đây là một loại bệnh rối loạn khiến người ta sẽ ăn những loại đồ vật như là giấy, phấn hay đất sét.
Trên đây là những sai lầm phổ biến về dinh dưỡng mà chúng ta nên điều chỉnh để có một cơ thể khỏe mạnh hơn.
Benh.vn