Cà muối là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của các gia đình Việt Nam nhất là trong mùa hè nóng nực. Món ăn này không chỉ ngon miệng, giúp đưa cơm mà trong quả cà còn chứa một số tác dụng nhất định đối với sức khỏe.
Mục lục
Thế nhưng chế biến và sử dụng cà muối không đúng cách có thể dẫn tới ngộ độc lâu dài còn là nguyên nhân gây bệnh ung thư. Vậy sử dụng cà muối như thế nào là đúng?, những lưu ý khi sử dụng cà muối là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Tìm hiểu về quả cà pháo
- Cà pháo và các loại cà trong họ cà nói chung được cho là thực phẩm có nhiều dinh dưỡng. Cà pháo được du nhập về Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ 19, trong thời kỳ Pháp thuộc.
- Đông y gọi quả cà là di tử hay giả tử, ải qua. Dân gian còn gọi là cà ghém, cà pháo, cà muối.
- Theo Đông y, cà pháo vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tán huyết, tiêu viêm, chỉ thống, nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, trừ hòn cục trong bụng, ho lao.
Cà pháo và các loại cà trong họ cà nói chung được cho là thực phẩm có nhiều dinh dưỡng.
- Cà pháo còn gọi là cà gai hoa trắng, tên khoa học là Solanum torum. Nó là cây nhỏ, lá xẻ thùy nông, có gai. Hoa màu trắng, quả màu trắng đổi màu vàng khi chín. Toàn cây đều có thể dùng làm thuốc.
Những tác dụng của quả cà với sức khỏe
Cà pháo thường được dùng trị đau cả vùng thắt lưng, té ngã tổn thương; đau dạ dày, đau răng; bế kinh; ho mãn tính.
- Trị đại tiện ra máu, tiểu ra máu, chứng thổ huyết (nôn ra máu)
- Trị đại, tiểu tiện gây chảy máu
- Trị tỳ vị suy yếu, ăn uống kém
- Trị khó tiểu
- Trị đau răng, viêm lợi
- Trị đau răng, răng lung lay, nha chu viêm
- Trị ho lâu năm không khỏi
- Trị sâu bọ, kiến cắn mà làm độc
- Trị đinh nhọt và viêm mủ da
- Trị ong (vò vẽ) đốt, nứt nẻ ở bàn chân, kẽ chân
- Trị nhọt lở loét
- Trị chân tay bị nứt nẻ và giá lạnh
Cà pháo có tác dụng chữa đau răng, viêm lợi, viêm nha chu….
Độc tố có trong quả cà sống
- Trong thân, lá, hoa và quả cà pháo có chứa một ít chất độc. Loài cà nào có vị đắng nhiều tức là chất độc càng cao.
- Chất độc trong cà thường được biết tới là các alkaloids. Ngoài ra, cà pháo còn có một lượng solanin độc. Quả cà chưa chín có lượng solanin cao hơn nhiều so với quả chín. Chất solanin trong cà được xác định giống như chất độc trong mầm xanh hoặc phần xanh ở củ khoai tây.
- Solanin rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ.
Sai lầm khi sử dụng cà pháo và tác hại
Nhiều gia đình thường có thói quen ăn cà muối xổi tức là cà sống muối và ăn ngay trong ngày, điều này vô cùng hại cho sức khỏe vì:
- Trong cà pháo tươi, hàm lượng solanin cao gấp 5 – 10 lần so với mức an toàn. Vì thế, ăn nhiều cà pháo tươi, cà muối xổi, cà muối chưa đủ độ chua dễ bị ngộ độc.
- Ngộ độc solanin chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh. Triệu chứng bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau rút ở dạ dày, khô rát cổ họng, đau đầu và chóng mặt, ảo giác, mất cảm giác, tình trạng tê liệt, sốt, bệnh vàng da, giãn đồng tử và giảm thân nhiệt.
- Ở hàm lượng lớn, ngộ độc solanin có thể gây tử vong.
Ăn nhiều cà pháo tươi, cà muối xổi, cà muối chưa đủ độ chua rất dễ bị ngộ độc.
- Có nghiên cứu cho rằng liều lượng từ 2 đến 5mg/kg thể trọng có thể gây triệu chứng ngộ độc và liều lượng từ 3 – 6mg/kg thể trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 8 – 12 giờ sau khi tiêu thụ thức ăn, nhưng cũng có thể diễn ra trong vòng 30 phút khi ăn thức ăn có hàm lượng solanin cao.
- Khi nấu chín hoặc muối chua, chất độc trong quả cà sẽ giảm đi.
Những lưu ý để sử dụng cà muối an toàn
Để sử dụng cà pháo muối an toàn, người làm cà muối có thể lưu ý trong cách sơ chế và chế biến như sau.
Sơ chế cà pháo
– Rửa sạch và ngâm nước muối loãng thật kỹ trước khi muối cà để loại bỏ bớt độc tố
– Cắt bỏ sạch cuống cà
Những người không nên sử dụng cà muối
Khi cơ thể vừa mới khỏi bệnh, hoặc đang bị bệnh (cảm, tiêu chảy…) ăn cà, bệnh sẽ nặng hơn. Chính vì vậy, người vừa mới ốm dậy, phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh cần lưu ý khi ăn cà pháo.
- Phụ nữ sau khi sinh nếu ăn nhiều cà pháo muối sẽ gây bất lợi cho việc tạo sữa. Cả mẹ lẫn con có thể bị ho, khí huyết không thông, có thể gây nhức mỏi.
- Phụ nữ ăn nhiều cà pháo cũng gây trở ngại cho hoạt động của tử cung.
- Thận trọng khi phối hợp với các thức ăn hàn, nên ăn kèm các gia vị có tính ôn như: tỏi, ớt, sả…
- Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng cà pháo