Lâu nay chúng ta vẫn thường thấy các thầy tướng số nhìn mặt để đoán biết tài vận, sức khỏe của mỗi người…Tuy nhiên, nhìn lưỡi để đoán bệnh thì lại là “tuyệt chiêu” mà chúng ta chưa từng nghe đến. Với những chiêm nghiệm dưới đây, hy vọng mỗi người có thể “tự chấm điểm” được sức khỏe của mình.
Mục lục
Cấu tạo của lưỡi
Lưỡi nằm bên trong miệng và là một phần cơ quan trọng của cơ thể. Mặt trên của lưỡi có những hạt sần nhám, những hạt này gọi là gai lưỡi.
Màu sắc lưỡi thể hiện sức khỏe của mỗi người
Gai lưỡi gồm những hạt “núm” vị giác. Cuống lưỡi có những thớ tế bào giống như sợi tóc. Ở chóp lưỡi có những thớ tề bào thần kinh. Những thớ này nối với dây thần kinh vị giác. Có năm vị chính: ngọt, mặn, chua, cay và đắng.
Tác dụng của lưỡi đối với đời sống con người
Vị của thức ăn chỉ được cảm nhận khi nó ở dạng lỏng. Khi ta nhai, một phần thức ăn trộn vào trong nước bọt làm kích hoạt những gai vị giác, các thớ tế bào thần kinh truyền tín hiệu vị giác tới trung tâm vị giác trong não bộ.
Khi chất lỏng được đưa vào miệng, thì lưỡi nếm thông qua các “dây thần kinh mùi vị”. Tín hiệu mùi vị này được truyền lên não và ta cảm nhận được vị của thức ăn này.
Chúng ta không cảm nhận được mùi vị một cách chính xác khi bị cảm, sốt hoặc bị táo bón (chứng khó tiêu hoá). Bởi vì những hạt gai vị giác lúc đó bị phủ bởi những chất đục và không được kích hoạt lên. Nhiệt độ của cơ thể hoặc thậm chí độ nóng của thức ăn cũng không kích hoạt những hạt gai vị giác.
Các bệnh thể hiện ở lưỡi
+ Lưỡi đỏ, bóng bị bệnh thương hàn.
+ Lưỡi trắng, to bị bệnh tiêu hoá.
+ Lưỡi đỏ, phù nề do dị ứng thuốc.
+ Lưỡi nhẵn chứa các nhú vị giác trong bệnh thiếu máu Biecme (bệnh gọi theo tên của thầy thuốc người Đức A. Biecme)….
+ Bề mặt lưỡi mịn, nhợt nhạt do thiếu sắt, vitamin B12.
Lưỡi trắng là dấu hiệu của một nhiễm trùng nấm, lưỡi to có thể bị suy tuyến giáp…
+ Lưỡi đổi màu đen hoặc xuất hiện lông (chứng tỏ vệ sinh răng miệng kém có nguy cơ mắc bệnh tim). Lưỡi đen còn là một dấu hiệu của một nhiễm trùng nấm.
+ Lưỡi quá to hoặc lưỡi bị sưng có thể bạn bị suy giáp (do cơ thể không sản xuất đủ hormone tuyến giáp, làm chậm lai quá trình trao đổi chất).
+ Lưỡi bị nứt (tạo các vết nứt sâu hay có rãnh trên bề mặt lưỡi) bạn có thể mắc rối loạn tự miễn dịch.
+ Lưỡi trắng là một dấu hiệu của một nhiễm trùng nấm, và có thể đây là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi hoạt động tự nhiên của vi khuẩn nấm.
+ Lưỡi lở loét thường xuyên (do stress, ăn nhiều thức ăn cay) hoặc bạn đang bị bệnh cúm hoặc hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức.
Lời kết
Trong Đông Y, khám lưỡi là một thành phần quan trọng của việc chuẩn đoán, biểu thị một số tình trạng bệnh lí của phủ tạng, biến hoá của bệnh tật. Sự thay đổi hình dạng cũng như màu sắc bất thường của lưỡi có thể là dấu hiệu cho thấy những vấn đề về sức khỏe của mỗi người.
Tương ứng với những dấu hiệu bất thường ở lưỡi như lưỡi màu đỏ, trắng, đen, lưỡi bị phù nề, nứt, lở loét…bác sĩ sẽ phát hiện những bệnh những bệnh tương ứng như thương hàn, tiêu hóa, thiếu vitamin B12, rối loạn tự miễn dịch….sau đó đưa ra phương pháp để điều trị cho phù hợp.
Hải Yến – Benh.vn