Những đặc tính chống muỗi của cây neem rất quan trọng trong cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét ở các nước thuộc thế giới thứ 3 trước đây. Bệnh sốt rét đã từng là mối đe dọa lớn tới các nước vùng nhiệt đới, nhưng đây cũng chính là nơi mà cây neem rất phát triển. Có 2 cách sử dụng dầu neem để đuổi muỗi đó là bôi dầu neem trực tiếp lên da hoặc đốt dầu neem trong đèn dầu hoặc đèn vườn. Chi tiết thông tin về ưu, nhược điểm của dầu neem và cách sử dụng có trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Nghiên cứu hiệu quả đuổi muỗi của dầu neem
Vào năm 1994 Trung tâm Nghiên cứu Bệnh sốt rét Delhi, Ấn Độ đã thí nghiệm tính hiệu quả của dầu neem để đuổi muỗi bằng cách sử dụng loại đèn dầu có chứa 1% dầu neem. Các nhà nghiên cứu đã đốt đèn dầu này trong các phòng khách từ 6h chiều tới 6h sáng để đuổi muỗi bám trên tường và muỗi bám vào những tình nguyện viên. Kết quả cho thấy dầu neem đã làm giảm hẳn các vết muỗi đốt ở các tình nguyện viên và số lượng muỗi trong những phòng khách này, đặc biệt là muỗi anophen (loại muỗi gây nên bệnh sốt rét).
Một nghiên cứu năm 1995 tại Trung tâm Nghiên cứu Bệnh sốt rét ở Ranipur, Hardwar, Ấn Độ đã thử nghiệm trên loại dầu dừa chứa 2% dầu neem. Loại dầu dừa này được dùng để bôi lên da. Kết quả cho thấy loại dầu dừa này có tác dụng đáng kể trong việc bảo vệ da khỏi nhiều loại muỗi khác nhau, đặc biệt là muỗi anophen, đạt từ 96-100% hiệu quả. Hiệu quả đạt tới 85% ở muỗi vằn Aedes (loại muỗi gây bệnh Sốt xuất huyết do virus dengue), 61-94% ở muỗi Culex (loại muỗi truyền virus Tây sông Nin, viêm não Nhật Bản) và 35% ở muỗi Armigeres.
Trong một thử nghiệm khác tại Trung tâm nghiên cứu bệnh Sốt rét, Delhi, Ấn Độ năm 1996, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm đốt đèn dầu với 1% dầu neem tại một ngôi làng ở Ấn Độ từ lúc chạng vạng cho tới bình minh trong các phòng khách. Kết quả cho thấy, những đèn dầu này có tác dụng đuổi muỗi ra khỏi phòng khách, đồng thời số người bị muỗi đốt trong những phòng khách này cũng giảm đáng kể (từ 10/1000 người xuống còn 1/1000 người). Tuy nhiên, nếu không đốt liên tục muỗi sẽ quay trở lại sau đó và tiếp tục gây bệnh sốt rét.
Do tính an toàn của phương pháp này, Trung tâm nghiên cứu bệnh Sốt rét, Delhi, Ấn Độ tiếp tục thực hiện một nghiên cứu nữa này để thử lại tính hiệu quả của đèn dầu 1% dầu neem. Các đánh giá lâm sàng trên 156 người lớn và 110 trẻ em không cho thấy ảnh hưởng xấu nào của dầu neem tới sức khỏe sau 1 năm sử dụng loại đèn 1% dầu neem này.
Tại Việt Nam, Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Tư cũng đã khảo nghiệm hiệu quả chống muỗi cho sản phẩm Xịt chống muỗi chứa Dầu neem 1%. Kết quả cho thấy, dầu Neem có tác dụng chống muỗi lên đến 94% và không có bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng.
Liệu dầu neem đuổi muỗi có thực sự hiệu quả
Điều này phụ thuộc vào loại muỗi đó là loại muỗi nào. Riêng đối với loại muỗi gây nên bệnh sốt rét, kết quả thu được rất đáng ngạc nhiên. Kết hợp các chất đuổi muỗi tự làm tại nhà và một chút dầu neem, mặc đồ kín đáo, bạn vừa tạo ra được một lớp bảo vệ cực kỳ chắc chắn.
Cơ chế đuỗi muỗi của dầu Neem
Tại nhiều nước trên thế giới, dầu Neem cũng đã được ứng dụng trong các sản phẩm chống muỗi cho trẻ nhỏ nhờ hiệu lựa đuổi muỗi kéo dài và độ an toàn khi sử dụng trên da. 1 số cơ chế chống muỗi, sát trùng được nghiên cứu đối với dầu Neem đã được công bố gồm:
- Đuổi muỗi bằng mùi đặc trưng của Dầu Neem: Mùi dầu Neem cực kỳ khó chịu, là mùi của tỏi kết hợp với bơ lạc. Tuy nhiên, đây là là mùi hương khiến muỗi bị mất định hướng và không thể tìm được vị trí đốt.
- Azadirachtin là thành phần chính trong dầu Neem có tác dụng chống muỗi bằng cách khiến cho cơ quan định hướng của muỗi bị trục trặc. Hàm lượng Azadirachtin trong dầu Neem nguyên chất lên đến 2600 ppm.
- Với bản chất là dầu, dầu Neem khi thoa lên da giúp tạo 1 lớp mảng mỏng bám chắc lấy da, giúp tăng thời gian lưu giữ mùi hương và hoạt chất chống muỗi lâu hơn hẳn các loại dễ bay hơi như tinh dầu.
Những ưu điểm vượt trội của dầu Neem chống muỗi
- Tính an toàn: Do bản thân cây Neem chứa đầy dầu Neem ở mọi bộ phận, nên cây có khả năng tự chống chịu côn trùng gây bệnh. Do đó, quá trình trồng Neem hoàn toàn không cần sử dụng đến thuốc diệt côn trùng hay bất cứ loại thuốc kích thích tăng trưởng nào. Ngoài ra, dầu Neem ép lạnh là phương pháp chiết tách dầu Neem không hoá chất. Nhờ đó, dầu Neem ép lạnh bảo toàn nguyên vẹn tính tự nhiên và cực kỳ lành tính của nó với con người.
- Hiệu quả chống muỗi: Chỉ cần sử dụng dầu Neem với nồng độ cực thấp khoảng 1%, hiệu quả chống muỗi có thể đạt từ 4-6 giờ, tuỳ vào cơ địa từng người và đặc điểm thời tiết từng mùa.
- Khả năng trị muỗi và côn trùng đốt: Dầu Neem cũng nổi tiếng với khả năng sát trùng nhanh, giúp làm dịu ngay các triệu chứng nóng, sưng, đau do muỗi và côn trùng đốt. Như vậy, 1 sản phẩm bôi da từ dầu Neem có tác dụng 2IN1.
- Dưỡng da: với hàm lượng lớn acid béo và vitamin có sẵn trong dầu Neem, làn da bé được bảo vệ và dưỡng ẩm hoàn hảo. Đây là lợi thế mà hiện nay, chưa có sản phẩm chống muỗi từ 100% tự nhiên có được.
Một số lưu ý khi chống muỗi bằng dầu Neem.
- Nên sử dụng dầu Neem được chiết xuất từ quả và hạt Neem để lượng hoạt chất đạt tối đa.
- Mùi dầu Neem rất khó chịu, do đó cần kết hợp với 1 số loại dầu thơm để làm dịu mùi neem, đồng thời đảm bảo hiệu quả chống muỗi của sản phẩm. Tinh chất sen, trà xanh, tràm…là những lựa chọn tốt để kết hợp với dầu Neem chống muỗi – giamr nguy cơ muỗi đốt.
Một số công ty sản xuất ra bình xịt dầu neem để bảo vệ khỏi muỗi. Các loại bình xịt dầu neem này không hẳn có chứa dầu neem tinh chất mà có thể chỉ được chiết xuất từ lá neem. Lá neem cũng có các đặc tính tương tự như dầu neem nhưng không mạnh bằng. Các loại bình xịt này cũng có một số tác dụng bảo vệ khỏi một số loại côn trùng đốt người nói chung. Lá neem rất an toàn cho da và giúp làm dịu da ở những người sống tại các nước nhiệt đới. Thực tế mà nói, các loại bình xịt này không mang lại hiệu quả bảo vệ như hỗn hợp dầu neem. Lý do chính nên sử dụng dầu neem là do nhiều lợi ích mà nó mang lại. Hiểu quả đuổi muỗi của dầu neem là trên cả tuyệt vời.
Nhưng có một số thời điểm trong năm mà số lượng muỗi nhiều hơn nhiều so với thời điểm bình thường. Những lúc này, chúng ta nên mặc đồ kín đáo, tránh những khu vực ẩm ướt và nhiều bụi cây, tránh ra ngoài vào lúc hoàng hôn hoặc lúc bình minh. Không nên bôi DEET (một chất diệt muỗi) vào da do độc tính của sản phẩm, đặc biệt là khi dùng thường xuyên. Thay vào đó, hãy sử dụng những chế phẩm chứa dầu Neem để đạt hiệu quả bảo vệ cao và cực an toàn cho da.
Không nên sử dụng dầu Neem nguyên chất mà hãy sử dụng một cách hợp lý bằng cách trộn lẫn với một chút dầu dừa hoặc sử dụng bình xịt để giảm độ đậm đặc của dầu hay đốt dầu neem trong đèn dầu, nến… và kết hợp với các biện pháp bảo hộ như mặc đồ kín đáo và giắt màn.
Loại xịt da chống muỗi từ dầu Neem nổi tiếng nhất tại Việt Nam
Trước đây, để mua loại xịt da chống muỗi an toàn dành cho người, phải đặt hàng tại Mỹ với chế phẩm Just Neem. Tuy nhiên, giá thành rất cao, về tới Việt Nam giá tới hơn 400,000/lọ 100ml, mặc dù mùi vị rất nặng và dung dịch không đồng nhất, phân lớp nhìn rõ. Hiện nay, tại Việt Nam, các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu ra phương pháp kết hợp dầu Neem trong dung dịch xịt da chống muỗi PlasmaKare, cùng Nano bạc để kháng khuẩn, chống viêm tại chỗ cho hiệu quả vượt trội.
Xịt da chống muỗi PlasmaKare là chế phẩm nổi tiếng nhất Việt Nam về dòng dầu Neem xua muỗi, có thể sử dụng được cho cả da người lớn và trẻ em mọi lứa tuổi. Hiệu quả đuổi muỗi tới 90% và không gây kích ứng da. Kết quả đã được chứng nhận tại Viện Sốt rét và ký sinh trùng Việt Nam.
Ngoài ra, dầu hạt neem hữu cơ ép lạnh giàu chất chống oxy hóa, acid béo không no, có tác dụng dưỡng ẩm, bảo vệ da, không gây khô da như các loại tinh dầu khác nên có thể dùng được cho cả da nhạy cảm, da em bé, dùng lâu dài.
Chế phẩm tại Việt Nam cũng khắc phục được triệt để vấn đề mùi khó chịu của dầu Neem nhờ kết hợp hương sen truyền thống của người Việt. Do đó, sản phẩm dễ dàng sử dụng trong nhiều người hơn cho hiệu quả xua muỗi tốt hơn mà không cần dùng tới các loại hóa chất diệt côn trùng như DEET.