Dị ứng thực phẩm là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống do cơ thể phản ứng với một số loại thức ăn như: tôm, cua, cá …với biểu hiện rõ rệt nhất là mẩn ngứa, nổi mề đay…
Mục lục
Dị ứng thực phẩm tuy đơn giản nhưng nếu không biết cách xử lý sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể, thậm chí có thể tử vong.
Vậy, những loại thực phẩm nào dễ gây dị ứng? Phương pháp xử lý khi bị dị ứng thực phẩm?
Thế nào là dị ứng thực phẩm?
Dị ứng thực phẩm là phản ứng dị ứng miễn dịch của cơ thể với một loại protein trong thức ăn đó. Khi vào hệ tiêu hóa, chúng sẽ được vận chuyển lên máu, kết hợp với một loại kháng thể nằm sẵn trên bề mặt tế bào bạch cầu.
Sự kết hợp này làm vỡ tế bào bạch cầu và phóng thích các hóa chất trung gian histamin và gây ra dị ứng.
Triệu chứng
- Mẩn ngứa (mặt, cổ, chân, tay) nổi phồng như muỗi đốt, thành từng đám màu đỏ.
- Ngứa và sưng vùng quanh môi, miệng.
- Người bứt rứt, khó chịu.
- Đau bụng, nôn.
- Đi lỏng, phân có lẫn máu…
Mẩn ngứa, đau bụng, nôn…là triệu chứng khi bị dị ứng thực phẩm
Nguyên nhân gây dị ứng thực phẩm
- Do protein và các phân tử không thay đổi khi đi vào tuần hoàn.
- Do hệ miễn dịch tại ruột và tính miễn dịch của niêm mạc ruột.
- Do một số chất gây tăng tính thấm của niêm mạc ruột: rượu, aspirin, nhiễm virut, ký sinh trùng, nấm.
- Ngoài ra dị ứng thức ăn còn do di truyền, do nhiễm siêu vi, tổn thương niêm mạc ruột…
Nguyên nhân gây dị ứng do protein và các phân tử không thay đổi khi đi vào tuần hoàn
Những người dễ bị ứng thực phẩm
- Tất cả mọi người: già, trẻ, lớn, bé.
- Những người có cơ địa dị ứng: viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen phế quản…
Những loại thực phẩm dễ gây dị ứng
Đối với người lớn
- Các loại cá (đặc biệt là cá nóc).
- Các loại hải sản: tôm, cua, sò, ốc…
- Mắm tôm, tép, thịt chó.
- Đậu phộng, quả óc chó, trứng.
- Các loại hạt: hướng dương, hạt bí…
Đối với trẻ em
- Trứng.
- Sữa.
- Bánh kẹo (nhiều màu sắc).
- Đậu phộng, đậu nành, lúa mì, quả óc chó…
Dị ứng thực phẩm xảy ra khi nào?
- Khi chạm vào thực phẩm.
- Khi hít phải thực phẩm.
- Sau khi ăn vài phút.
- Sau khi ăn vài giờ…
Khi bị dị ứng thực phẩm phải làm gì?
- Đắp nước lạnh lên chỗ ban mọc.
- Nghỉ ngơi.
- Mặc quần áo rộng, thoáng.
- Không nên tắm.
Khi bị dị ứng thực phẩm không nên tắm, ăn thức ăn nguội lạnh
- Không lau người bằng nước nóng (nhiệt độ cao làm cho tình trạng dị ứng nặng thêm).
- Hạn chế dùng các thức ăn nguội lạnh (dễ gây tổn thương tỳ vị và hàn thấp).
- Dùng thuốc chống dị ứng theo hướng dẫn của bác sĩ…
Lưu ý: nếu các triệu chứng ngày càng trầm trọng hơn, cần đi khám để tránh nhầm lẫn dị ứng thức ăn với các bệnh nguy hiểm khác.
Biện pháp phòng ngừa dị ứng thực phẩm
- Cần có kiến thức về thực phẩm gây dị ứng và biểu hiện của dị ứng thực phẩm.
- Tránh sử dụng những thực phẩm, các sản phẩm có nguyên liệu làm từ thực phẩm mà bản thân đã bị dị ứng.
- Nhận biết sớm các triệu chứng khi bị dị ứng: ngứa, sưng đỏ, đi lỏng..
- Ghi nhớ các triệu chứng dị ứng thực phẩm trên da, hệ tiêu hóa và hệ hô hấp (để nhận biết khi bị tái dị ứng và phòng tránh).
- Tránh tiếp xúc với các món ăn dễ gây dị ứng.
- Khi phản ứng dị ứng thực phẩm có chiều hướng nặng lên, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Lưu ý: đối với trẻ em, khi nghi ngờ trẻ bị dị ứng thực phẩm: nổi mề đay toàn thân, khó thở… phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện để cấp cứu.
Lời kết
Khi sử dụng một thực phẩm nào đó, chúng ta có thể bị dị ứng. Phản ứng dị ứng với thực phẩm có thể nhẹ, thoáng qua như: mẩn ngứa, khó chịu, đi lỏng… nhưng đôi khi gây co thắt phế quản, thậm chí tử vong.
Vì vậy, việc dự phòng dị ứng thực phẩm là rất quan trọng như: hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng, kịp thời phát hiện triệu chứng khi bị dị ứng thực phẩm. Đặc biệt, đối với trẻ em bị dị ứng có hiện tượng khó thở, khò khè…cần đưa ngay đến bệnh viện để được điều trị.