Thái độ xử trí bệnh huyết trắng, hướng điều trị sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây
Mục lục
MỤC TIÊU
1. Phân biệt được huyết trắng sinh lý và huyết trắng bệnh lý.
2. Kể được các nguyên nhân gây bệnh huyết trắng thường gặp.
3. Trình bày được cách khám một bệnh huyết trắng.
4. Trình bày được hướng xử trí bệnh huyết trắng ở tuyến cơ sở.
Huyết trắng là gì?
Huyết trắng là dịch tiết không phải máu từ đường sinh dục: cổ trong hoặc/và cổ ngoài cổ tử cung, âm đạo, tiền đình, âm hộ. Huyết trắng có thể xảy ra trong tất cả các giai đoạn khác nhau của người phụ nữ: bé gái, thiếu nữ, tuổi hoạt động tình dục, măn kinh.
Trước triệu chứng này, người thầy thuốc cẩn phải chẩn đoán xác định và tìm nguyên nhân, cần phải trả lời ba câu hỏi:
– Huyết trắng này là sinh lý hay bệnh lý?
– Nếu bệnh lý thì tác nhân nào gây nhiễm trùng?
– Yếu tố nào lây nhiễm?
HUYẾT TRẮNG SINH LÝ
– Không có triệu chứng cơ năng như: kích thích, ngứa, đau, đau khi giao hợp.
– Âm hộ, âm đạo, cổ tử cung bình thường
– Huyết trắng trắng trong, trắng sữa, ít, không hôi, không có bạch cầu đa nhân
– Thay đổi theo chu kỳ kinh, lúc có thai, giao hợp
– Không cần phải điều trị
– Không có triệu chứng ở người bạn tình.
HUYẾT TRẮNG BỆNH LÝ: (DO NHIỄM trùng đường sinh DỤC)
-Có triệu chứng cơ năng kèm theo: ngứa âm hộ, bỏng rát, giao hợp đau, tiểu đau, tiểu nhiều lần, đau hố chậu.
– Huyết trắng có lượng nhiều, màu sắc thay đổi, mùi hôi.
– Thường xảy ra sau giao hợp, sẩy thai, sau sinh, sau thủ thuật trong lòng tử cung,…
– Xét nghiệm thấy tác nhân gây bệnh, bạch cầu đa nhân.
– Có triệu chứng ở người bạn tình.
– Cẩn phải điều trị.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
CÁC TÁC NHÂN GÂY NHIỄM TRÙNG ĐẶC HIỆU
Tác nhân gây ra huyết trắng Tác nhân không gây huyết trắng trừ khi có bội nhiễm
Trichomonas Lao Lao
Chlamydia trachomatis Giang mai
Neisseria gonorrhoeae Hạ cam mềm
Nấm men trachomatis chủng Ll, L2, L3 gây bệnh hột xoài
Tác nhân gây huyết trắng
KHÁM MỘT BỆNH NHÂN HUYẾT TRẮNG
– Hỏi bệnh
– Ngày kinh chót, chu kỳ kinh nguyệt.
– Đặc điểm huyết trắng: lượng, thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, màu sắc, mùi.
– Hoàn cảnh xảy ra: sau giao hợp, sau điều trị nội khoa (kháng sinh, corticoides, kháng nấm, estroprogestatií), sau khám phụ khoa, sau sinh.
– Triệu chứng cơ năng kèm theo:
+ Ngứa âm hộ, bỏng rát âm đạo, đau hố chậu, giao hợp đau
+ Tiểu nhiều lần, bỏng rát cuối dòng như viêm bàng quang
– Điều trị trước đó: thuốc đặt âm đạo.
– Khám phụ khoa
– Khám toàn thân: sốt, đau vùng gan, hạch,…
– Nhìn vùng âm hộ – tầng sinh môn: chính xác là da, niêm mạc xem có sung huyết, phù, vết gãi. Quan sát quanh lỗ niệu dạo, tuyến Skène, tuyến Bartholin có viêm, có mủ không.
– Đặt mỏ vịt: Âm đạo
Đặc điểm huyết trắng.
Tình trạng niêm mạc: hồng hay viêm đỏ, sung huyết.
Phát hiện vật lạ (tampon, mũ chụp âm đạo,…), mô hạt sau phẫu thuật.
– Cổ tử cung:
– Niêm mạc hồng hay sung huyết
– Lộ tuyến
– Dịch cổ tử cung: nhầy, mủ
– Thăm âm đạo: xác định cổ tử cung và hai phần phụ xem:
+ Đau khi di dộng không?
+ Dính hay di động tốt?
+ Phần phụ có nề, đau không?
– Cho một ngón tay vào trong âm đạo xoa nắn vùng quanh niệu đạo: thấy giọt mủ ở niệu đạo hay tuyến Skène: dấu hiệu gợi ỹ nhiễm trùng do lậu.
– Khám bạn tình nếu bệnh nhân có yêu cầu.
– Xét nghiệm
Soi tươi: huyết trắng + nước muối sinh lý hay KOH10%.
- Sạch, không có Trichomonas, nấm, bạch cầu đa nhân.
- Sạch, có Trichomonas, nấm, bạch cầu đa nhân.
- Sạch, có “clue cell”.
- Dơ, có nấm và/hoặc Trichomonas.
- Dơ, không có nấm hoặc Trichomonas nhưng có bạch cầu đa nhân kèm với tế bào lớp sâu của âm dạo nhiều hay ít.
Nhỏ KOH 10% (Sniff test): nếu xuất hiện mùi hôi tanh cá: nhiêm trùng do Gardnerella vagừialis và yếm khí.
– Vi trùng học
Nếu có dấu hiệu lâm sàng nghĩ đến nhiêm trùng đường sinh dục trên. Nếu {+): làm kháng sinh đồ.
Nếu có lây truyền qua đường tình dục với triệu chứng viêm niệu đạo ở bạn tình hay ở người phụ nữ.
ĐIỂU TRỊ
– Tuyến cơ sở
Sơ đổ xử trí tiết dịch âm đạo ở tuyến cơ sở
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA VIÊM ÂM ĐẠO VÀ VIÊM cổ TỬ CUNG
Viêm âm đạo Viêm cổ tử cung
Tác nhân gây bệnh: T. vaginalis, c. albicans, vi khuẩn Tác nhân gây bệnh: c. trachomatis, N. gonorrhoeae
Thường gây tiết dịch âm đạo Thường ít gây tiết dịch âm đạo
Dễ chẩn đoán Khó chẩn đoán
Không cần điều trị bạn tình Cần phải điều trị bạn tình
Phân biệt viêm âm đạo và viêm cổ tử cung
YẾU TỐ NGUY CƠ
- Bệnh nhân <21 tuổi?
- Bệnh nhân còn độc thân?
- Bệnh nhân có quan hệ tình dục với hơn một bạn tình trong vòng 3 tháng trước đó không?
- Bệnh nhân có quan hệ tình dục với một bạn tình mới trong vòng 3 tháng trước đó không?
Nếu bệnh nhân trả lời “có” ở bất kỳ một trong các câu hỏi thì bệnh nhân sẽ được điều trị cả hai bệnh viêm cổ tử cung và viêm âm đạo.
– Tuyến chuyên khoa
Điều trị viêm âm đạo do trùng roi hay vi khuẩn:
Metronidazole 2g liều duy nhất, uống tại phòng khám có giám sát. Hoặc Metronidazole 400 – 500mg X 2 lẩn/ngày, uống 7 ngày nếu liều duy nhất không tác dụng.
Chú ý: không nên cho Metronidazole trong 3 tháng đầu thai kỳ và lưu ý bệnh nhân không uống rượu khi dùng thuốc.
Điều trị viêm âm đạo do c. aỉbicans:
Nystatin 100.000 UI, 1 viên đặt âm đạo mỗi ngày, trong 14 ngày.
Hoặc Miconazole hay Clotrimazole 200mg, đặt âm đạo 1 lẩn/ngày, trong 3 ngày.
Hoặc Clotrimazole 500mg đặt âm đạo 1 lần duy nhất.
Chú ý: không cần điều trị bạn tình vì viêm âm dạo hiếm khi có
triệu chứng trầm trọng, ở nam giới, nhiễm Trichomonas ở niệu đạo thường khỏi tự nhiên.
BS. Hoàng Văn Minh