Em bé của bạn trong tuần thứ 31 của thai kỳ
Mục lục
- Thính giác của em bé đã thực sự phát triển. Bây giờ em bé có thể “nhảy” lên khi nghe một âm thanh to và di chuyển theo một giai điệu yêu thích của mình.
- Em bé của bạn có thể quay đầu từ bên này sang bên kia.
- Em bé của bạn đã có thể đã rụng hầu hết lớp lông tơ bao phủ cơ thể của mình. Bây giờ lớp mỡ mới sẽ giúp giữ ấm cho em bé.
- Giờ đây mỗi ngày em bé của bạn đang đi tiểu khoảng 2 ly chất lỏng vào nước ối. Cơ thể của bạn thay thế nước ối vài lần mỗi ngày.
Với trọng lượng hơn ba pound và chiều dài 18 inch, em bé của bạn đang nhanh chóng đạt được kích thước khi sinh của mình – mặc dù em bé có để tăng thêm 3-5 pound trước ngày sinh. Em bé duỗi người dài hơn khi ngủ, đó là lí do bạn dường như chú ý hơn đến việc xác định kiểu mẫu khi em bé thức giấc hay (và cử động) và nghỉ ngơi.
Em bé đang phát triển năm giác quan
Não của em bé hoạt động tích cực trong những ngày này, phát triển nhanh hơn bao giờ hết. Sự kết nối giữa các tế bào thần kinh riêng lẻ đang được tiến hành với tốc độ siêu nhanh. Bây giờ em bé đang xử lí thông tin, theo dõi ánh sáng và nhận các tín hiệu từ cả 5 giác quan. Chắc chắn em bé của bạn đã có thể ngửi thấy mùi ngay lúc này, nhưng chỉ vì vẫn còn ngập trong nước ối và không được tiếp xúc với bất kì luồng không khí nào từ ngoài. May mắn cho bạn và cả em bé khi mùi hương của bạn sẽ là một trong những mùi đầu tiên em bé hít vào, và rất nhanh sẽ trở thành mùi yêu thích của em bé.
Đạp chân và mút ngón tay
Vậy chú chim bồ câu nhỏ của bạn đang làm cả ngày trong khi bạn đang bận rộn làm tổ chuẩn bị đón nó? Làm mặt xấu, nấc cụt, nuốt, thở, đạp bằng bàn tay và bàn chân nhỏ dọc theo bức tường tử cung của bạn và thậm chí mút ngón tay cái của mình. Trong thực tế, có trường hợp em bé mút ngón tay cái mạnh đến mức khi sinh ra ngón tay cái có vết sẹo
Cơ thể bạn ở tuần thứ 31
Khó thở
Bạn cảm thấy dạ dày như như bị đẩy lên ngực, còn phổi thì… cứ như là không còn ở đấy nữa vậy. Tại tuần thứ 31, có thể cảm nhận được tử cung của bạn được di chuyển lên bốn inch trên rốn của bạn. Điều này có nghĩa rằng tử cung của bạn đang dần đẩy tất cả các cơ quan nội tạng sang nơi khác, chèn ép phổi của bạn và khiến bạn khó hít thở. Kết quả: bạn sẽ bị khớ thở cho đến khi em bé của bạn di chuyển xuống dưới vào lúc gần cuối thai kì để chuẩn bị cho việc sinh nở. Trong khi khó thở có thể khiến bạn cảm thấy rất khó chịu thì em bé của bạn đang hạnh phúc vì được nhận oxy từ nhau thai.
Cảm giác khó thở có thể đỡ hơn khi đến phía cuối của thai kỳ, lúc em bé của bạn (và tử cung) được chuyển xuống khung xương chậu của bạn để chuẩn bị sinh. Cho đến lúc đó, hãy đứng thẳng hết sức có thể và ngủ gác chân hoặc nằm nghiêng để có thể thở dễ hơn.
Em bé có phản ứng thế nào khi bạn quan hệ
QHTD của cha mẹ và cực khoái có thể dẫn đến một hiệu ứng thú vị của em bé trong bụng mẹ, nếu như bạn để ý. Một số bé rất yên tĩnh sau khi cha mẹ chúng có quan hệ tình dục, trong khi một số khác trở nên nghịch ngợm. Cả hai phản ứng là hoàn toàn bình thường và không có cách nào chỉ ra rằng em bé của bạn là nhận thức được việc đang diễn ra. Vì vậy, tiếp tục tận hưởng cuộc sống tình dục của bạn – nhiều như bạn muốn. Và càng lâu càng tốt. Rất nhanh sau đó, với một em bé trong nhà bạn sẽ không được dễ dàng hay thuận lợi như vậy.
Chỉ dẫn khác
- Mua hoặc đăng ký một bộ nôi? Bỏ qua những thứ làm đầy xe nôi: nhìn chúng dễ thương nhưng mang lại nguy cơ đột tử khi ngủ (SIDS) nghiêm trọng. Đồng ý cho gối, thú nhồi bông và chăn.
- Đã đóng gói đồ dùng đi viện chưa? Nếu chưa thì bây giờ là lúc chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để phòng khi đấy.
- Nó có thể không phải chỉ là trọng lượng thai. Nếu bạn nhận thấy sưng mặt đột ngột, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Cùng với những thay đổi thị lực và đau đầu, sưng có thể là một dấu hiệu của tiền sản giật.
Triệu chứng phổ biến
Tiểu thường xuyên
Tử cung của bạn đặt áp lực nhiều hơn lên bàng quang trong tam cá nguyệt thứ 3, khiến không gian chứa nước tiểu bị thu hẹp. Giảm bớt số lần đi thiếu bằng cách tiểu 2 lần liền để đảm bảo bàng quang hoàn toàn trống.
Đau đầu thường xuyên
Nếu căng thẳng khiến bạn đau đầu, hãy dành ít phút trong chỗ tối và yên tĩnh. Nếu đang ở chỗ làm, bạn hãy nhắm mắt lại và gác chân lên trong 15 phút.
Giãn tĩnh mạch
Sự phát triển của tử cung cũng làm tăng áp lực lên các mạch máu, cùng với các hormon thai kì và sự tăng lượng máu tạo điều kiện cho tĩnh mạch bị giãn. Hãy đi bộ hoặc tập những bài tập nhẹ nhành giúp lưu thông máu.
Đau lưng
Cái bụng đang lớn lên của bạn sẽ làm tổn thương lưng vì nó phải cong theo. Đây là lúc để kết hợp một số bài tập yoga trước khi sinh vào bài tập thể dục hàng ngày của bạn – giúp thư giãn lưng (và cả đầu óc) của bạn.
Vụng về
Tư thế di chuyển của bạn (chưa kể vòng bụng của bạn ngày càng tăng) và thiếu tập trung có thể làm cho bạn vụng về trong những ngày này. Bạn sẽ dễ dàng bị vấp ngã ở nhà khi đi tắm vòi sen hay tắm bồn hay những chỗ thảm cuộn lên.
Suy giảm trí nhớ khi mang thai
Suy giảm trí nhớ khi mang thai là một kết quả của việc giảm khối lượng não tế bào trong tam cá nguyệt thứ ba (không phải lo lắng – các tế bào não của bạn trở lại một vài tháng bình thường sau khi sinh). Đừng quá căng thẳng về trí nhớ lơ mơ của bạn (căng thẳng chỉ làm cho nó tồi tệ hơn). Viết ra mọi thứ (hoặc lên chương trình vào điện thoại thông minh của bạn) và giao trách nhiệm (nếu có thể) .
Mất ngủ
Đây là một nỗi khổ thường thấy ở tam cá nguyệt thứ ba, gây ra bởi một rất nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như chuột rút ở chân, ợ nóng, đi tiểu thường xuyên và lo âu (do hormone thai kỳ). Nếu căng thẳng khiến bạn lăn lộn hoặc thức dậy suốt đêm, hãy nói với bạn hoặc chồng của mình.