Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất của trẻ, giúp trẻ có một sức đề kháng đặc biệt trong những năm tháng đầu đời. Tuy nhiên sau khi sinh, nhiều bà mẹ gặp các vấn đề về vú và tuyến sữa gây trở ngại trong việc nuôi con. Vì vậy vệ sinh vú là việc làm vô cùng quan trọng.
Mục lục
Vậy, cách vệ sinh vú sau sinh như thế nào? Những vấn đề về vú thường gặp sau sinh là gì?
Tìm hiểu vể sữa mẹ
Sữa mẹ là sữa được tạo thành từ vú của người phụ nữ sau khi có thai. Sữa bắt đầu có nhiều từ khoảng 24 đến 48 tiếng sau khi sinh.
Sữa mẹ được xem như là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ sơ sinh trước khi trẻ có thể tiêu hóa các loại thực phẩm khác.
Cấu tạo của sữa mẹ
Sữa được cấu tạo trong các tuyến hình túi trong vú người mẹ. Các tuyến tạo sữa này lớn lên và hoạt động từ tháng thứ ba của thai, do ảnh hưởng của các kích thích tố như oestrogen, progesterone, prolactin (từ tuyến yên trên não người mẹ) và lactogen (từ nhau của thai).
Cấu tạo sữa mẹ (Ảnh minh họa)
Quá trình tiết sữa từ vú mẹ
Khi cho con bú, sức mút của con tạo một phản xạ tại não mẹ cho ra hai kích thích tố prolactin và oxytocin.
Prolactin kích thích tuyến tạo sữa tiết thêm sữa trong khi oxytoxin kích thích các tuyến này bóp sữa và đẩy sữa theo các mạch ra đầu núm vú.
Các loại sữa mẹ
+ Sữa non.
+ Sữa đầu cữ.
+ Sữa cuối cữ.
Những vấn đề về vú thường gặp sau sinh
Bầu vú rỉ sữa
Triệu chứng:
+ Ngực bị rỉ sữa giữa các cữ bú.
+ Rỉ sữa thường xuất hiện trong những tuần đầu tiên.
Giải pháp:
+ Đặt những tấm lót phía trong áo ngực để thấm hút sữa bị rỉ ra.
+ Thay đổi liên tục những tấm lót này để không làm da bị hăm.
+ Vệ sinh vú, núm vú thường xuyên.
+ Vắt sữa ra và dự trữ trong tủ lạnh để bé bú dần.
Đau rát núm vú
Triệu chứng
+ Núm vú bị đau rát khi bé mút vào.
+ Cảm giác đau tăng dần trong 3 đến 4 ngày tiếp theo.
Nguyên nhân
+ Do đầu vú là nơi rất nhạy cảm với một mạng lưới thần kinh cảm giác rất phong phú.
+ Khi bé mút đầu vú tạo ra lực kéo lớn trong một thời gian dài tác động lên hai đầu vú, gây hiện tượng đau rát.
Giải pháp
+ Xoa bóp nhẹ nhàng hai đầu vú.
+ Lau rửa 2 đầu vú…
Lưu ý: khi núm vú bị đau rát vẫn cho bé bú bình thường để bé và mẹ đều quen dần.
Tắc tia sữa
Triệu chứng:
+ Ngực đau, cương cứng.
+ Sờ thấy có khối u cứng trên ngực.
+ Lượng sữa ra ít, nhiều khi phải dùng tay bóp mới chảy sữa..
+ Có thể hơi sốt…
Giải pháp:
+ Chườm vú bằng nước nóng và xoa tròn từ chỗ tắc đi dần về phía núm vú.
+ Vừa chườm vừa tiến hành vắt sữa (có tác dụng thông tia sữa).
+ Cho bé bú ở những tư thế khác nhau (lưu ý cho bé bù đều cả hai bên), vừa cho bú vừa nặn sữa (bên tắc sữa).
+ Dùng máy hút sữa có thể làm tia sữa thông trở lại.
Lưu ý:
+ Mặc áo lót chật là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tắc ống dẫn sữa.
+ Nếu sử dụng các phương pháp trên mà vẫn bị tắc sữa cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
+ Không nên uống thuốc mất sữa.
Viêm vú
Triệu chứng:
+ Vú đau.
+ Ống dẫn sữa bị tắc và gây nhiễm trùng.
Vệ sinh vú trước và sau khi cho con bú để tránh bị viêm vú (Ảnh minh họa)
+ Người mệt mỏi, sốt….
Giải pháp:
+ Mặc áo rộng bằng chất vải mềm và thoáng.
+ Vệ sinh đầu vú trước và sau khi cho bé bú.
+ Uống thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Lưu ý:
+ Không được sử dụng bất kỳ loại kem hay thuốc mỡ nào để bôi lên núm vú.
+ Nếu núm vú bị đau, nứt nẻ hay chảy máu đầu vú, hoặc bạn thấy xuất hiện một số nốt trắng ở đầu vú… cần đến bệnh viện khám và xử lý kịp thời.
Lưu ý vệ sinh vú sau sinh
+ Thường xuyên lau rửa núm vú (nên sử dụng bằng nước ấm)
+ Lưu ý khi lau, rửa loại núm vú cần loại bỏ lớp cặn sữa đọng lại trên đầu vú.
+ Khi sữa về làm ướt áo cần phải thay áo và vệ sinh vú sạch sẽ (dùng miếng thấm sữa) để hạn chế sữa chảy ra quần áo.
+ Trước và sau khi cho con bú cần vệ sinh sạch sẽ vú và đầu vú…
Lời kết
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ, vì vậy việc giữ vệ sinh bầu vú là vô cùng quan trọng.
Để tránh xảy ra các hiện tượng: rỉ sữa, tắc tia sữa, viêm vú… ngay sau khi sinh con, các bà mẹ cần thường xuyên xoa vú, lau vú bằng khăn ấm để lưu thông các tuyến sữa … Khi thấy núm vú có hiện tượng chảy máu, nứt nẻ, xuất hiện nốt trắng…các bà mẹ cần đến các cơ sở chuyên khoa khám và điều trị để giữ gìn nguồn sữa trong lành cho trẻ.
ĐHA – Benh.vn