Bệnh cảm, cúm thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ vì sức đề kháng yếu hơn người bình thường. Thời điểm dễ bị cảm, cúm nhất là khi thời tiết giao mùa: từ đông sang xuân, hạ sang thu hay “trái nắng trở trời – lúc nắng lúc mưa”. Khi thấy ai “sụt sịt, hắt xì hơi….” là mọi người tránh xa vì ….sợ lây cảm, cúm. Vậy, cảm cúm có gì đặc biệt mà lại hay lây lan như vậy.
Mục lục
Bệnh cảm
Cảm là bệnh ở đường hô hấp trên (mũi họng) do virus nhất là Rhinovirus ở mũi gây ra khi cơ thể chống đỡ kém.
Triệu chứng
– Chảy nước mũi.
– Tắc mũi, hắt hơi.
– Đau cổ, họng.
– Bị sốt nhẹ, mệt mỏi…
Nguyên nhân gây cảm
Do virus có trong nước mũi, nước bọt người bệnh lây truyền sang người chưa nhiễm bệnh khi những hạt nước nhỏ chứa virus bắn ra từ mũi, miệng người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc trực tiếp.
Thời gian bị bệnh:
Từ 3 đến 5 ngày tùy theo thể trạng của mỗi người.
Điều trị:
– Bệnh thường tự khỏi sau vài ngày.
– Nếu có biến chứng: viêm họng, viêm thanh quản (mất tiếng), viêm phế quản, viêm phổi phải đi khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
Cảm thường xuất hiện vào thời gian nào:
Cảm có thể xảy ra quanh năm. Khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, các virus sẽ tấn công
Nguyên nhân gây cảm do hệ miễn dịch suy yếu (Ảnh minh họa)
Bệnh cúm
Cúm là bệnh đường hô hấp cấp tính gây ra bởi những virus cúm, khác với bệnh cảm lạnh cũng là bệnh đường hô hấp cấp nhưng do các virus hô hấp gây ra.
Triệu chứng:
– Hắt hơi, xổ mũi.
– Đau họng, ho…
– Đau đầu, mỏi cơ bắp, chán ăn.
– Sốt, chán ăn….
Biến chứng của bệnh cúm
– Khó thở tím tái, khạc đờm có khi lẫn máu.
– Viêm phổi tiên phát và thứ phát trong đó viêm phổi tiên phát là nặng nhất .
– Suy hô hấp, suy tuần hoàn thậm chí tử vong .
– Nguy cơ gây nên bệnh: viêm tai, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu…
– Bệnh cúm ở phụ nữ mang thai gây biến chứng phổi hoặc xảy thai. Nếu bị cúm trong 3 tháng đầu có thể gặp bệnh lý thai, nhất là về hệ thần kinh trung ương.
Bệnh cúm xuất hiện vào thời gian nào:
Bệnh cúm thường gia tăng từ tháng 12 đến tháng 2 hàng năm và có thể gây thành dịch lớn.
Dự phòng:
– Tiêm phòng cúm.
– Vệ sinh sạch sẽ chân, tay.
– Vệ sinh môi trường sống tránh vi khuẩn lây bệnh.
– Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, hoa quả và rau xanh.
– Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường thể lực, nâng cao sức khỏe…
Điều trị:
– Chữa cúm chủ yếu là chữa triệu chứng.
– Chưa có thuốc đặc hiệu (thường sử dụng Flumadine).
Vì sao bệnh cảm, cúm lại dễ lây nhiễm
– Vì bệnh cảm, cúm chủ yếu do virus tấn công cơ thể. Vì vậy, chỉ cần người mệt mỏi, mất ngủ, stress….là virus tấn công gây bệnh.
– Cảm và cúm dễ lây truyền do nước mũi, tay có virut.
– Bệnh cúm dễ lây lan qua những giọt chất dịch tiết ra khi người bệnh ho hoặc hắt xì hơi vào không khí.
– Do khả năng miễn nhiễm của cơ thể chống lại virus (sức đề kháng) của mỗi người khác nhau (người khỏe mạnh thì ít bị hơn, tuy nhiên người yếu rất hay bị cảm, cúm)
– Cảm cúm do nhiều loại virus khác nhau gây ra mà thuốc tiêm phòng, cúm chỉ có hiệu quả từ 50-80% nên bệnh hay tái đi, tái lại.
Ý kiến của chuyên gia
“Bệnh cảm, cúm thông thường lây lan qua những giọt chất dịch tiết ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi vào không khí.
Những người nhiễm bệnh có khả năng lây bệnh khi họ có các triệu chứng bệnh (khoảng 1 tuần ở người lớn và 2 tuần ở trẻ nhỏ).
Bệnh cúm thường xảy ra ở phạm vi vài ổ dịch nhỏ, nhưng các đợt dịch lớn có khuynh hướng xảy ra sau vài năm.
Các đợt dịch (khi bệnh lây lan nhanh và ảnh hưởng đến nhiều người tại một khu vực trong cùng thời điểm) xảy ra cao điểm trong vòng 2 hoặc 3 tuần sau khi những ca bệnh đầu tiên xuất hiện và sau đó bắt đầu giảm dần”
Lời kết
Khí hậu Việt Nam nóng, ẩm, mưa nhiều nên đại đa số người dân thường mắc các bệnh về hô hấp như viêm họng, mũi…Đặc biệt bệnh cảm, cúm dễ lây nhiễm do bệnh bắt nguồn từ virus và lây nhiễm từ người này sang người khác qua dịch tiết ở mũi, tay, không khí…
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng động…chúng ta nên vệ sinh tay, chân sạch sẽ, đảm bảo một lối sống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên…và đặc biệt giữ môi trường sống luôn trong sạch.
Benh.vn