Thế kỷ 21 bùng nổ công nghệ thông tin, vì vậy số lao động chuyển sang lĩnh vực sử dụng công nghệ (máy tính) chiếm đại đa số. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích, hiểu biết rộng hơn về xã hội thì chúng ta cũng phải đối mặt với những ảnh hưởng từ loại thiết bị này.
Mục lục
Nghiên cứu khoa học khẳng định mức độ ảnh hưởng đáng kể của các thiết bị điện tử tới sức khỏe, rối loạn nhịp sinh học dẫn tới nguy cơ ung thư. Do đó, quá chăm chú vào ánh sáng màn hình từ tivi, máy tính, máy tính bảng (tablet) hay điện thoại thông minh (smartphone) có thể khiến cơ thể bị rối loạn nhịp sinh học, khó ngủ sâu và đối mặt với nguy cơ béo phì, tim mạch, trầm cảm hay thậm chí ung thư.
Màn hình thiết bị ảnh hưởng đến giấc ngủ
Màn hình ti vi, máy tính, điện thoại đều có thể ảnh hưởng tiêu cực tới giấc ngủ, đặc biệt là nếu sử dụng trước khi ngủ.
Thời gian ngủ bị ít đi
Ngoài ra, thói quen nghiền máy tính, xem tivi, máy tính bảng, điện thoại di động…đã ảnh hưởng đến giấc ngủ của đại đa số dân chúng thế giới. Năm 2014, một khảo cứu thực hiện ở nước Anh cho kết quả, 5% số người tham gia khẳng định, mình chỉ ngủ 5 tiếng mỗi đêm. Kết quả thăm dò tương tự thực hiện ở Mỹ cho thấy, gần 30 % số người trả lời khẳng định chỉ ngủ chưa tới 6 tiếng, đến mức cơ quan phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh nước này bắt đầu xếp mất ngủ là một loại dịch công cộng.
Các thiết bị điện tử gây rối loạn nhịp sinh học dẫn tới nguy cơ ung thư
Mất ngủ dẫn đến nhiều nguy cơ về sức khỏe
Mất ngủ kinh niên dẫn đến nguy cơ đối mặt hàng loạt bệnh tật. Nhóm người chỉ dành 5 tiếng mỗi đêm cho giấc ngủ có nhiều hơn 15% nguy cơ tử vong so với nhóm người cùng tuổi đủ giấc. Một điều đáng ngạc nhiên là trẻ mất ngủ thường có xu hướng hiếu động, thay vì ngủ gà ngủ gật, thậm chí có thể dẫn tới hội chứng tăng động giảm chú ý.
Mặt khác, các thiết bị giải trí cầm tay thường được trang bị màn hình đèn nền LED tiết kiệm năng lượng, phát ánh sáng bước sóng dài màu xanh và xanh lam, vốn rất nhạy cảm với tế bào mắt, tiến sĩ Czeisler cảnh báo. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người dùng nên chuyển sang sử dụng bóng đèn ngủ chiếu sáng màu đỏ và cam.
Màn hình thiết bị làm tăng nguy cơ ung thư vú, béo phì, trầm cảm…
Màn hình các thiết bị được chứng minh làm gia tăng đáng kể các nguy cơ bệnh ung thư, béo phì, trầm cảm do cơ chế tương tác sinh học với cơ thể.
Cơ chế sinh lý học của cơ thể bị thay đổi
Một nghiên cứu khác do tiến sĩ Richard Stevens, chuyên gia dịch tễ ung thư thuộc trường Đại học Connecticut, Mỹ thực hiện cho thấy, có tới 95 % người Mỹ thường sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ “Rất nhiều thứ đã thay đổi nhờ điện. Bây giờ, ngay cả ban đêm, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy ánh sáng rực rỡ. Và hệ quả là, cơ chế sinh lý học của cơ thể chúng ta gần như bị tác động tức thời”.
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu này, hiện các bằng chứng về mối tương quan giữa việc thường xuyên dán mắt vào các thiết bị điện tử mỗi đêm với bệnh ung thư vú, béo phì và trầm cảm vẫn còn gây ra tranh cãi, nhưng hiện đã có thể kết luận hàng loạt tác hại của việc thức khuya sử dụng thiết bị điện tử như chế độ ăn uống kém, thói sinh hoạt lười vận động…
Thay đổi nhịp sinh học
“Đánh thức” các tế bào vốn nhạy cảm bằng ánh sáng xanh bước sóng dài trên màn hình điện tử đồng nghĩa với việc tác động lên hệ thống đồng hồ sinh học của toàn bộ cơ thể. Nguy hiểm hơn, ngay cả khi chỉ tiếp xúc một khoảng thời gian ngắn với các nguồn ánh sáng nhân tạo dù chỉ lờ mờ, nhất là từ đèn nền LCD, LED hay bóng đèn huỳnh quang cũng khiến cho hệ thống điều khiển tự động cơ chế ngủ nghỉ của cơ thể phản ứng, khi chúng tưởng ban ngày đã tới.
Theo khảo cứu của chuyên gia sinh học thần kinh Joseph Takahashi thuộc trường đại học Texas Southwestern, khi thí nghiệm tác động tới tế bào duy trì nhịp sinh học ở chuột, chúng có hiện tượng mắc chứng béo phì. Công bố trên PubMed (trang đăng tải các tài liệu khoa học toàn văn về y sinh và khoa học sự sống), nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra mức độ ảnh hưởng của ánh sáng nhân tạo tới sức khỏe, phụ nữ có nguy cơ tăng 30% khả năng mắc ung thư vú nếu làm việc về đêm, trong khi tỉ lệ mắc ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới gần gấp ba lần…
Lời kết
Trước những nguy cơ cảnh báo về ảnh hưởng của màn hình đến sức khỏe con người. Chúng ta cần bỏ thói quen sử dụng điện thoại, máy tính, ifad, các thiết bị cầm tay trước khi đi ngủ và sau khi tỉnh dậy. Chớp mắt nhiều lần trong 1 giờ làm việc để giảm tải gánh nặng cho mắt, khô mắt…Tuân thủ theo quy luật 20-20-20, tức cứ 20 phút nhìn ra xa một vật thể cách 20 feet (khoảng 6m) trong vòng 20 giây (giúp mắt vận động, thay vì chỉ tập trung vào vật ở gần)…và đặc biệt là không cho trẻ nhỏ sử dụng máy tính, ifad, giảm mức độ tiếp xúc với ánh sáng xanh… vì chúng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh nhãn khoa nguy hiểm như thoái hóa điểm vàng…