Khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ trở lạnh thất thường sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh về hô hấp, tim mạch…đặc biệt do sự tác động đột ngột của môi trường đến cơ thể sẽ dẫn đến nguy cơ liệt mặt. Vậy, cách phòng ngừa bệnh liệt mặt như thế nào? Mời bạn đọc cùng Benh.vn tìm hiểu.
Mục lục
Thế nào là bệnh liệt mặt?
Liệt mặt còn gọi là bệnh Bell’s Palsy, xảy ra khi dây thần kinh điều khiển các cơ mặt bị viêm và chèn ép. Liệt mặt là liệt dây thần kinh số VII, thường gặp nhất là liệt mặt ngoại biên do thay đổi không khí lạnh đột ngột.
Bệnh liệt mặt do thay đổi không khí lạnh đột ngột (Ảnh minh họa)
Triệu chứng
+ Mặt mất cân xứng (bên liệt các nếp nhăn, rãnh mũi bị mờ hoặc mất hẳn, miệng và nhân trung méo về bên lành).
+ Không nhắm được mắt (do liệt cơ khép vòng mi khiến nhãn cầu bị đẩy lên).
+ Chảy nước miếng, nước mắt.
+ Đau phía sau tai.
+ Cười nói khó khăn…
Nguyên nhân
+ Do thay đổi không khí lạnh đột ngột (các dây thần kinh điều khiển các cơ mặt bị chèn ép và sưng lên, bị kẹt trong hốc xương, bị tổn thương lớp màng bọc bên ngoài khiến tín hiệu thần kinh bị cản trở, gây ra tê liệt và yếu các cơ mặt).
+ Do biến chứng sau chấn thương.
+ Do nhiễm trùng…
Biến chứng của bệnh
+ Viêm loét giác mạc (do mắt không nhắm chặt được nên dễ bị gió bụi bẩn bám vào gây nhiễm trùng).
+ Co giật cơ mặt (do phục hồi thần kinh không hoàn toàn).
+ Co cứng nửa mặt (do thoái hóa dây thần kinh)…
Lưu ý: phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời thì 70-80% trường hợp mắc bệnh sẽ khỏi sau khoảng 1-3 tháng .
Bệnh liệt mặt thường gặp ở lứa tuổi nào
+ Mọi đối tượng, lứa tuổi.
+ Phụ nữ có thai, người cao tuổi, bệnh nhân tiểu đường, cảm cúm, suy giảm miễn dịch…dễ mắc bệnh.
+ Bệnh thường gặp ở tuổi thanh niên và trung niên.
+ Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn so với nữ giới…
Phụ nữ có thai, người cao tuổi, suy giảm miễn dịch…dễ mắc bệnh (Ảnh minh họa)
Phương pháp điều trị
+ Dán thuốc: salonpas, cao dán Thượng Hồng…
+ Xoa bóp.
+ Châm cứu: điện châm, thủy châm..
+ Vật lý trị liệu.
+ Tập những bài tập về các động tác ở mặt, trán, môi miệng.
+ Rửa mặt bằng dung dịch muối NaCl 9%o hoặc cloramphenicol 10,4 % để phòng nhiễm khuẩn.
Lưu ý: khi sử dụng thuốc cần theo chỉ định của bác sỹ.
Xoa bóp, châm cứu, vật lý trị liệu…là phương pháp hiệu quả điều trị bệnh liệt mặt (Ảnh minh họa)
Phương pháp phòng bệnh
+ Giữ ấm cơ thể khi giao mùa.
+ Không tiếp xúc đột ngột với nước lạnh.
+ Khi tắm nên đóng cửa để tránh gió lùa.
+ Khi ra ngoài mặc ấm, đeo khẩu trang, kính râm để tránh gió và lây nhiệm các bệnh do siêu vi khuẩn.
+ Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
+ Ăn uống đủ chất, tăng cường ăn rau xanh, trái cây chín, uống nước cam, nước chanh…
+ Uống bổ sung vitamin C tổng hợp để tăng cường sức đề kháng.
+ Tránh gió lùa nơi ở, làm việc và phòng ngủ…
+ Khi bị lạnh nên uống nước gừng, xoa đều vùng mặt để làm ấm mặt….
Giữ ấm cơ thể khi giao mùa để phòng bệnh (Ảnh minh họa)
Lời kết
Bệnh liệt mặt tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc, giao tiếp… Nguyên nhân gây liệt mặt do cơ thể nhiễm lạnh, sức đề kháng giảm sút…Phụ nữ có thai, người cao tuổi, người bị bệnh tiểu đường, tim mạch…hệ miễn dịch kém dễ mắc căn bệnh này.
Vì vậy, đề phòng bệnh chúng ta cần lưu ý giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh, tránh gió lùa, ăn uống đầy đủ chất, tập thể dục để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể …
Khi có biểu hiện của bệnh: méo miệng, khó giao tiếp, chảy nước mắt… cần đưa người bệnh đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Benh.vn