Thời tiết thay đổi, nắng mưa thất thường (phần lớn tập trung ở khu vực bắc bộ) là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trạng khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản (VTQ). Mất tiếng gây phiền toái trong công việc, ảnh hưởng đến cuộc sống, đặc biệt đối với những người thường xuyên phải giao tiếp.
Mục lục
Để chữa mất tiếng, bên cạnh các phương pháp điều trị theo y học hiện đại, bệnh nhân thường hướng tới các bài thuốc dân gian để điều trị căn bệnh này. Phương pháp dân gian điều trị khản tiếng vừa dễ sử dụng lại hiệu quả và không gây độc hại cho cơ thể.
Vậy, cách điều trị mất tiếng bằng phương pháp dân gian như thế nào? Benh.vn sẽ cùng bạn đọc khám phá vấn đề này
Các ngành nghề ảnh hưởng đến dây thanh quản
Ngoài yếu tố thời tiết, những người thường xuyên phải nói nhiều, nói to, nói liên tục cũng dễ làm dây thanh âm bị tổn thương, gây viêm thanh quản.
- Người dẫn chương trình.
- Diễn giả.
- Giáo viên.
- Ca sĩ.
- Người bán hàng.
- Người hay hút thuốc, uống rượu.
- Người ngồi làm việc lâu trong môi trường ô nhiễm, hay bị nhiễm cúm…
Ca sỹ, diễn giả, giáo viên… là đối tượng dễ bị viêm thanh quản dẫn đến mất tiếng
Điều trị khản tiếng bằng phương pháp y học hiện đại
- Thuốc chống viêm corticoid, kháng sinh.
- Nhóm dung dịch chứa muối kiềm natri.
- Súc miệng nước muối hàng ngày…
Uống thuốc kháng sinh, chống viêm… để điều trị mất tiếng do viêm thanh quản
Điều trị khản tiếng bằng phương pháp dân gian
Nhiều bài thuốc dân gian trị mất tiếng, khản tiếng vẫn còn hiệu quả và được ưa chuộng cho đến tận bây giờ. Những vị thuốc quen thuộc như mật ong và chanh, giá đỗ hay xạ cạn chính là những thần dược cho bệnh khản tiếng.
Ngậm mật ong và chanh tươi
Nguyên liệu:
- 1 đến 2 quả chanh tươi (chanh đào càng tốt).
Phương pháp:
- Khía lớp vỏ ngoài của quả chanh thành hình múi khế (thành nhiều múi nhỏ).
- Đặt quả chanh trong một chén nhỏ và cho một vài thìa mật ong để đủ ngấm toàn bộ quả chanh.
- Ngâm chanh và mật ong từ 1-2 giờ sau đó cắt ra để ngậm có tác dụng chữa mất tiếng rất hiệu quả.
Chanh ngâm mật ong chữa mất tiếng rất hiệu quả
Giá đỗ nhai, ngậm hoặc ăn sống
Nguyên liệu:
- 10 đến 20g giá đỗ đậu xanh.
Phương pháp:
- Giá, đỗ sau khi mua ở chợ về rửa sạch.
- Cho giá vào cối giã dập nát sau đó cho khoảng 200ml nước sôi khuấy đều.
- Dùng hỗn hợp nước ngậm rồi nuốt từ từ (mỗi lần từ 10- 20ml).
Lưu ý: Nếu ăn được giá sống thì nên nhai kỹ, sau đó nuốt nước có tác dụng điều trị mất tiếng rất tốt.
Giá đỗ giã lấy nước rồi ngậm và nuốt để chữa mất tiếng
Rẻ quạt (xạ can) xay, vắt lấy nước để ngậm
Nguyên liệu:
- 10- 20g thân rễ rẻ quạt tươi.
Phương pháp:
- Rửa sạch rẻ quạt (thân, rễ).
- Đổ nước sôi vào rẻ quạt (hoặc nhúng) vào nước sôi.
- Giã nát rẻ quạt sau đó cho vài hạt muối rồi vắt lấy nước.
- Sử dụng nước rẻ quạt để ngậm và nuốt dần.
Lưu ý: Có thể sử dụng rẻ quạt dưới dạng thuốc sắc hoặc bột làm viên ngậm.
Khi bị mất tiếng cần lưu ý
- Không uống nước đá lạnh.
- Không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc lá.
- Không uống rượu.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
- Giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày…
Không uống nước đá lạnh, hút thuốc lá… khi bị mất tiếng
Súc miệng họng có vai trò cực kỳ quan trọng khi bị khản tiếng. Nếu bị mất giọng, khản tiếng cần súc miệng họng hàng ngày với các dung dịch sát khuẩn. Các hoạt chất kháng khuẩn trong nước súc miệng sẽ làm sạch
Lời kết
Mất tiếng do viêm thanh quản là bệnh thường gặp ở các tỉnh Bắc bộ do khí hậu thay đổi đột ngột, lúc nóng, lúc lạnh khiến cơ thể dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp, gây viêm thanh quản… Ngoài ra, ở những người thường xuyên phải giao tiếp, nói nhiều, nói to như: giáo viên, diễn giả, ca sĩ… cũng dễ làm dây thanh quản bị tổn thương, viêm nhiễm dẫn đến mất tiếng.
Để điều trị mất tiếng, nhiều bệnh nhân đã áp dụng phương pháp điều trị từ dân gian như: ngậm chanh với mật ong, ăn giá đỗ sống hoặc uống nước giá, đỗ đã giã nát, rẻ quạt sắc lấy nước uống vừa đơn giản, dễ sử dụng lại đạt hiệu quả cao trong điều trị và tránh không phải dùng thuốc kháng sinh.
Benh.vn