Loãng xương còn gọi là thưa xương, xốp xương là tình trạng giảm khối lượng xương đi kèm với gãy xương, đặc biệt là lún các đốt sống. Theo các chuyên gia, tuổi cao cùng với việc giảm nội tiết tố, ăn uống thiếu chất là nguyên nhân dẫn đến loãng xương.
Mục lục
Để điều trị loãng xương, ngoài phương pháp điều trị, người bệnh còn nên chú trọng tới chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Chế độ ăn, uống cho người loãng xương
Chế độ dinh dưỡng cho người loãng xương cần bổ sung canxi dạng dễ dàng hấp thu. Một số chế phẩm khuyên dùng gồm các sản phẩm từ đậu nành, cua cá và các thực phẩm giàu Vitamin K.
Sữa và chế phẩm từ đậu nành
Sữa và các chế phẩm từ đậu nành là nguồn bổ sung canxi, vitamin D và protit dồi dào rất tốt để duy trì hoạt động và ngăn chặn tình trạng loãng xương.
Chất isoflavones – hoóc môn thực vật có nhiều trong đậu nành là thành phần quan trọng cấu tạo xương và ngăn chặn quá trình lão hóa.
Lời khuyên: Uống sữa mỗi ngày, ngoài ra nên ăn đậu nành để phòng ngừa loãng xương. Tuy nhiên nên chọn loại sữa ít béo, sữa không đường, tránh béo phì.
Các loại cua, cá nhỏ
Các bà nội trợ đừng coi thường các loại động vật nhỏ bởi chúng giúp tăng cường và nuôi dưỡng hệ xương khớp khỏe mạnh.
Nguyên nhân do cua, cá nhỏ chứa hàm lượng các chất canxi, photpho, các muối khoáng, protein, nguyên tố vi lượng cao rất tốt cho cơ thể.
Các loại rau quả chứa vitamin K
Các loại thực phẩm như chuối, bắp cải, khoai tây, rau cải, ngũ cốc chứa nhiều vitamin K rất tốt, giúp tăng mật độ xương và ngăn ngừa sự rạn xương hông.
Lời khuyên: Người mắc bệnh loãng xương nên thường xuyên bổ sung các chất, kết hợp vận động hợp lý để phòng chống loãng xương.
Xương ống động vật
Canxi và nhiều khoáng chất khác như photpho, nguyên tố vi lượng (sắt, kiềm, đồng, niken…), muối khoáng, có chứa nhiều trong xương động vật giúp bảo vệ và phòng chống loãng xương, cũng như các bệnh về xương khớp khác.
Lời kết
Để bảo vệ hệ thống xương chắc khỏe, người bị loãng xương cần tránh xa những thực phẩm chứa nhiều axit như bột mỳ, bánh ngọt, bánh quy, ngô, lạc, trứng gà, các loại thịt,… Nguyên nhân do các loại thực phẩm có tính axit này cũng đồng thời chứa nhiều nguyên tố clo, lưu huỳnh, photpho hoặc là thực phẩm có chứa axit hữu cơ khó biến đổi được và sau quá trình biến đổi vẫn mang tính axit cao không có lợi cho xương.
Ngoài ra cần hạn chế uống rượu bia, chất kích thích như trà, đồ uống có ga, cà phê. Không nên ăn các loại đồ ăn đóng hộp như thịt nguội, cá xông khói, giảm ăn các loại rau cải như bạc hà, củ dền, rau muống, hành củ…