Chúng ta thường có thói quen vứt hạt đu đủ đi mà không biết rằng chỉ cần ăn 1 thìa/ngày cũng có thể phòng ngừa ung thư, tốt cho gan và thận.
Mục lục
Công dụng “kỳ diệu” của hạt đu đủ
Là loại cây ăn trái nhiệt đới, đu đủ không chỉ được xem là một loại cây ăn quả mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh.
Từ quả, lá, thân cho đến hạt đu đủ được sử dụng làm thuốc trị bệnh.
Theo y học cổ truyền của Trung Quốc và Nhật Bản, hạt đu đủ có có chức năng giải độc và tăng cường chức năng gan. Ngoài ra, chúng còn chứa hoạt chất phòng ngừa vi khuẩn lây bệnh và bảo vệ chức năng thận.
Còn người Việt thường sử dụng hạt đu đủ để chữa bệnh gai cột sống hoặc bị chín mé ở tay, chân. Thế nhưng, khoa học hiện đại đã chứng minh hạt đu đủ còn có nhiều tác dụng “thần kỳ” hơn nữa. Các nhà tìm thấy hợp chất chống ung thư cũng như làm ngừng sự tăng trưởng của tế bào ung thư và các khối u có trong loại hạt hay bị bỏ đi này.
Những hạt nhỏ màu đen chứa chất isothiocyanate giúp chống lại ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư máu, phổi và tuyến tiền liệt.
Do vậy các chuyên gia khuyên để phòng ngừa ung thư, bạn có thể sử dụng hạt đu đủ như sử dụng một loại gia vị trong bữa ăn hàng ngày.
Cách sử dụng hạt đu đủ
1. Chọn đu đủ
Hạt của những quả đu đủ bé thường ít đắng hơn so với những quả to. Vì thế, khi mới bắt đầu làm quen với bài thuốc chữa bệnh từ hạt đu đủ, bạn nên chọn quả nhỏ. Sau khi quen vị, bạn có thể chọn những hạt to hơn.
2. Nhai trực tiếp
Bạn có thể nhai trực tiếp cả hạt. Nhưng khi mới bắt đầu tập ăn, bạn chỉ nên ăn 1-2 hạt/ngày và duy trì lượng này trong vòng 1 tuần.
Vì nếu ăn quá nhiều, cơ thể sẽ gặp nguy hiểm như mất cảm giác của dây thần kinh vị giác và hệ tiêu hóa khó chịu.
Lúc mới ăn, vị cay, vị đắng sẽ khiến người ăn cảm thấy khó chịu, không thoải mái. Nếu ăn liên tục và ăn nhiều, bạn sẽ rơi vào tình trạng không muốn ăn nữa.
3. Lượng sử dụng trong những tuần tiếp theo
Trong tuần thứ 2, bạn nên tăng lượng hạt lên từng chút một. Có thể bắt đầu từ 1/4 thìa (1,25 ml) đến 1/2 (2,5 ml) thìa rồi nâng lên tiếp thành 1 thìa (5 ml) /ngày.
Để giúp hệ tiêu hóa hấp thụ tốt hơn, bạn nên ăn hạt đu đủ kèm với những thực phẩm giàu protein. Theo đó, hạt đu đủ và protein nhanh phân hủy thành những chất có lợi cho sức khỏe, càng giúp hệ tiêu hóa được tốt hơn.
4. Ăn kết hợp cùng mật ong
Nếu như hạt đu đủ có vị quá đắng và chát, bạn có thể pha chế thêm vào hỗn hợp một thìa cà phê mật ong để giảm vị khó chịu đó. Nhưng nên nhớ bạn vẫn phải nhai kỹ hạt đu đủ trước khi nuốt.
Ngoài ra, hỗn hợp hạt đu đủ cùng mật ong rất hiệu quả trong việc loại bỏ các ký sinh trùng đường ruột. Vì vậy, đây được xem là một bài thuốc có lợi cho sức khỏe.
5. Sử dụng hạt đu đủ thay hạt tiêu
Ngoài cách ăn sống như trên, bạn có thể sử dụng hạt đu đủ như hạt tiêu, tức là sử dụng như một loại gia vị để chế biến món ăn.
Cách làm cũng rất đơn giản. Với cách sử dụng hạt tươi, vốn khai thác tối đa được công dụng, bạn có thể cho hạt vào cối và giã nhỏ. Sau đó cho vào món ăn cần gia giảm.
Còn nếu muốn làm để ăn dần, bạn có thể rửa sạch hạt đu đủ, phơi khô và cho vào máy xay hoặc cối giã nhỏ.
Bạn có thể sử dụng để ướp thịt gà, thịt bò, thịt lợn trước khi nấu hoặc cho vào món salad rau củ. Nhưng bạn nên chú ý, vị của hạt đu đủ khác với hạt tiêu. Do đó, bạn không nên lạm dụng, sẽ ảnh hưởng đến hương vị của món ăn.
Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác