Khi vitamin A có nguồn gốc động vật (Retinol), cung cấp cho cơ thể vượt quá nhiều lần nhu cầu hàng ngày trong thời gian dài, sẽ gây ra những tác hại cho cơ thể như:
– Gây độc tính cho gan.
– Gây khuyết tật cho thai nhi.
– Tóc rụng.
– Loãng xương.
– Rối loạn sắc tố da.
– Khô da.
– Chán ăn.
– Tiêu chảy.
– Buồn nôn.
– Chóng mặt…
Với vitamin A có nguồn gốc thực vật (beta-caroten) khi cung cấp dư thừa sẽ gây nên hiện tượng vàng da. Khi ngưng sử dụng một thời gian, hiện tượng này sẽ biến mất.
Một số loại thuốc như: neomycin, cholestyramin, parafin lỏng làm giảm hấp thu vitamin A nên lưu ý không sử dụng đồng thời với nhau.
Các thuốc uống tránh thai có thể làm tăng nồng độ vitamin A trong huyết tương và có tác dụng không thuận lợi cho sự thụ thai.
Cần tránh phối hợp vitamin A với nhóm retinoid (những chất có công thức hóa học tương tự vitamin A) vì sẽ gây ra tác hại như việc sử dụng vitamin A liều cao trong thời gian dài.
Việc bổ sung vitamin A vừa có lợi lại vừa gây hại cho trẻ nhỏ. Nhiều cha mẹ nghe nói bổ sung vitamin A sẽ giúp tăng cường sức miễn dịch và ngừa nhiễm trùng. Điều là chỉ đúng trong một vài trường hợp. Trên thực tế, vitamin A có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trong một nghiên cứu trên trẻ em châu Phi từ 6 tháng đến 5 tuổi, 44% sự giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy được ghi nhận ở những em uống 4 lần vitamin A liều 100.000 tới 200.000 IU trong vòng 8 tháng. Khi phân tích sâu hơn, các nhà khoa học phát hiện ra chỉ những trẻ bị suy dinh dưỡng nặng mới có tác dụng, còn đối với trẻ khỏe mạnh, việc bổ sung này thực sự là mối đe dọa tăng nguy cơ tiêu chảy. Ngoài ra, những em được bổ sung vitamin A còn tăng 67% nguy cơ bị ho và thở gấp, có dấu hiệu nhiễm trùng phổi. Vì thế, tốt nhất là không nên bổ sung vitamin A cho trẻ trừ phi có lý do đặc biệt như chứng kém hấp thu.
Một thử nghiệm lâm sàng cho thấy những người uống 25.000 IU vitamin mỗi ngày trong 3,8 năm sẽ bị tăng 11% lượng triglycerides, 3% cholesterol và 1% lượng cholesterol HDL so với những người không bổ sung. Do đó, những người mắc bệnh tim mạch nên thận trọng khi bổ sung vitamin A lâu dài.
Ngoài ra, việc tăng cường hấp thu vitamin A từ thực phẩm còn liên quan tới tình trạng mất xương và nguy cơ gãy xương hông cao, do vitamin A kích thích hoạt động phân huỷ xương của tế bào. Trong khi đó, beta caroten lại không liên quan đến hiện tượng này, do đó, người bị loãng xương nên thận trọng bổ sung beta caroten thay vì trực tiếp vitamin A.
Uống vitamin A và sắt cùng nhau sẽ giúp ngăn ngừa chứng thiếu sắt hiệu