Một số thói quen ăn uống hàng ngày tưởng chừng vô hại của người Việt như: Ăn mặn, ăn chung bát đũa, ăn nhiều đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, uống nhiều rượu bia… có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày – căn bệnh gây tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh ung thư, chỉ sau ung thư phổi.
Mục lục
Ăn không đúng giờ
Chế độ ăn cũng có thể giúp bạn kiểm soát được bệnh vitamin và khoáng chất cũng rất tốt đối với những bệnh nhân bị loét dạ dày. Bởi vì, bệnh loét dạ dày thường gây ra sự thiếu hụt dưỡng chất trong cơ thể. Bạn cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết như sắt, canxi, vitamin D, kẽm, đồng, acid folic, vitamin nhóm B khác, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng để chống chọi với bệnh tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên thay đổi thói quen ăn uống, không ăn những đồ ăn cay, nóng, ăn đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ…
Ăn quá nhiều vào buổi tối
Việc ăn quá no sẽ khiến dạ dày và thành ruột của bạn bị tăng thêm gánh nặng, từ đó làm giảm hiệu quả trong khi tiêu hóa. Đặc biệt, tuổi thọ của các tế bào trên niêm mạc dạ dày rất ngắn, chỉ khoảng 2 – 3 ngày mới tái tạo lại một lần.
Do đó, nếu bữa ăn trước chưa tiêu hóa kịp mà bạn đã dồn tiếp một lượng thức ăn vào bữa ăn sau thì dạ dày sẽ ở trong trạng thái căng phồng, đồng thời niêm mạc dạ dày cũng khó hồi phục trở lại khiến dạ dày tiết nhiều dịch vị làm phá hỏng niêm mạc. Tình trạng này để lâu sẽ gây ra bệnh đau dạ dày, khó tiêu hóa, dần dần còn chuyển hóa thành viêm loét dạ dày.
Ăn uống không vệ sinh
Nếu không đánh răng cẩn thận, rửa tay trước khi ăn, ăn thức ăn thô nhiễm bẩn sẽ dẫn đến nhiễm trùng vi khuẩn H. pylori.
Theo nghiên cứu cho thấy có tới 40% dân số nhiễm Helicobacter pylori ở mức độ khác nhau, từ đó làm tăng từ 2,7-12 lần nguy cơ ung thư dạ dày. Nếu không nhiễm vi khuẩn này, sẽ có rất nhiều người không bị ung thư dạ dày.
Ăn uống đồ cay nóng
Niêm mạc đường tiêu hóa của con người rất tinh tế và chỉ có thể chịu đựng thực phẩm nóng ở mức 50-60 ℃, cao hơn nhiệt độ này, niêm mạc sẽ bị đốt cháy.
Nếu bạn hay ăn thức ăn nóng, khi tổn thương niêm mạc bị bỏng sẽ không được chữa lành, thói quen ăn nóng liên tục làm bỏng dạ dày, làm thay đổi bề mặt dạ dày gây ra màng nhầy, tiếp tục phát triển thành ung thư.
Bị lạnh
Khi cơ thể chúng ta lạnh, dạ dày sẽ co thắt gây ra các triệu chứng như đau dạ dày, khó tiêu, nôn, tiêu chảy
Mệt mỏi quá sức
Điều này không chỉ làm giảm sức đề kháng của cơ thể mà còn làm suy yếu các hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày khiến chúng ta dễ mắc bệnh.
Căng thẳng tinh thần
Khi cơ thể căng thẳng, cơ thể tiết ra hai hormone: adrenalin và noradrenalin làm tăng nhịp tim và hô hấp. Nếu tình trạng stress kéo dài hơn bình thường hoặc yếu tố stress quá mạnh, cơ thể sẽ huy động thêm cortisol để điều chỉnh các quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nhưng chính cortisol này lại là con dao hai lưỡi ngăn cản cơ thể tiết ra các yếu tố bảo vệ dạ dày.
Cortisol làm tăng axit HCl và pepsine, là nguyên nhân chính gây ra bệnh trào ngược dịch vị dạ dày thực quản, cũng như viêm loét dạ dày tá tràng hay nặng hơn là ung thư dạ dày.
Uống nhiều rượu
Mỗi ngày chỉ cần uống trên 3 ly rượu, bia (tương đương hơn 45g đồ uống có cồn) là đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
Bên cạnh đó, thói quen ăn uống kết hợp rượu với thịt nguội có khả năng khiến ung thư dạ dày hình thành và phát triển.
Lạm dụng thuốc
Rất nhiều loại thuốc có thể gây cho hại niêm mạc dạ dày.Ví dụ các loại thuốc chống viêm
Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác