Không gì có thể tuyệt vời hơn việc tự thưởng cho bản thân mình một chuyến đi du lịch sau những ngày dài học tập và làm việc mệt mỏi. Để có một chuyến du lịch hoàn hảo nhất, ngoài việc nghiên cứu lịch trình, chuẩn bị quần áo và những vật dụng cần thiết, bạn đừng quên trang bị một túi cứu thương đầy đủ để đề phòng những trường hợp bất ngờ có thể xảy ra.
Mục lục
Sau đây là danh sách một số vật dụng y tế không thể thiếu khi đi du lịch dành cho bạn:
1. Các dụng cụ cấp cứu cơ bản
Việc nắm được thời điểm và cách sử dụng các dụng cụ cấp cứu cơ bản là rất cần thiết. Bạn nên tìm hiểu một khóa cấp cứu trước khi đi du lịch, đặc biệt là du lịch xa, hoặc tới các vùng sâu vùng xa, nơi có thể thiếu thốn các dịch vụ y tế. Dụng cụ cấp cứu cơ bản gồm có:
– Băng cứu thương và băng keo cứu thương với các kích cỡ khác nhau.
– Nước sát khuẩn tay.
– Dung dịch khử trùng vết thương (cồn hoặc miếng khử trùng iot).
– Miếng chống rộp da (miếng mềm đặt vào nơi thường bị phồng rộp ở chân như mắt cá, gót chân khi đi bộ nhiều).
– Găng tay y tế loại dùng một lần.
Băng cứu thương và băng keo cứu thương với các kích cỡ khác nhau là dụng cụ không thể thiếu.
– Gạc.
– Muối bù nước và điện giải.
– Ghim kẹp và kéo.
– Băng co giãn dùng cho trường hợp bong gân.
– Nhiệt kế.
– Nhíp nhỏ để gắp các mảnh vụn hoặc bông ở vết thương.
2. Các loại thuốc
Nếu bạn đang phải dùng thuốc để điều trị một bệnh nào đó, nên mang theo lượng thuốc sử dụng trong thời gian lâu hơn thời gian dự định của chuyến đi.
Một số loại thuốc cơ bản nên mang theo khi đi du lịch bao gồm:
– Thuốc theo toa hoặc các loại thuốc bạn đang sử dụng.
– Kem trị vết côn trùng cắn.
– Thuốc chống dị ứng.
– Thuốc chống tiêu chảy.
– Thuốc chống say tàu xe.
Thuốc chống say xe là một trong những loại thuốc cơ bản nên mang khi đi du lịch.
– Thuốc chống nấm và vi khuẩn dùng cho các vết thương hở để tránh nhiễm trùng.
– Thuốc cảm cúm và cảm lạnh.
– Thuốc hạ sốt.
– Thuốc dạ dày và đường ruột.
– Các loại thuốc khác.
3. Các dụng cụ đặc biệt
Ngoài ra bạn cần mang theo một số vật dụng cần thiết tùy theo địa điểm đến và các hoạt động cá nhân, ví dụ như:
– Gel lô hội chống cháy nắng.
– Bao cao su.
– Nút tai để giảm tiếng ồn hoặc tránh nước chảy vào khoang tai.
– Kính dự phòng.
– Thuốc chống côn trùng.
– Màn chống muỗi.
– Nước muối rửa mắt.
– Kính râm.
Luôn luôn mua bảo hiểm du lịch khi bạn đi chơi xa.
4. Thông tin liên lạc
Bạn hãy mang theo một card ghi toàn bộ thông tin cá nhân của mình đề phòng trường hợp khẩn cấp, bao gồm các thông tin sau:
– Tên, địa chỉ, số điện thoại của người thân và gia đình.
– Tên, địa chỉ, số điện thoại của bác sỹ đang điều trị cho bạn.
– Địa chỉ và số điện thoại của khách sạn nơi bạn đang ở.
– Địa chỉ và số điện thoại của bệnh viện gần nơi bạn đang đi du lịch.
– Địa chỉ và số điện thoại của Đại sứ quán Việt Nam tại nước mà bạn đang du lịch.
5. Bảo hiểm du lịch
Luôn luôn mua bảo hiểm du lịch khi bạn đi chơi xa. Bạn nên nhớ: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hãy trang bị cho mình những hành trang an toàn nhất để có những trải nghiệm đẹp và đáng nhớ nhất cùng người thân và gia đình bạn nhé!
Benh.vn