Người Việt có thói quen chuẩn bị rất nhiều đồ ăn cho những ngày tết: thịt, cá, giò, chả, nem, canh măng… Tuy nhiên, thời gian nghỉ tết nguyên đán thường kéo dài khiến cho việc bảo quản đồ ăn gặp khó khăn.
Mục lục
Vậy, cách bảo quản thực phẩm trong những ngày tết như thế nào?
Cơ chế hoạt động của tủ lạnh
- Máy nén khí làm lạnh, tăng áp suất và nhiệt độ của chất làm lạnh.
- Dàn ngưng bên ngoài tủ lạnh cho phép chất làm lạnh có thể giảm bớt nhiệt do áp suất gây ra.
- Các chất lạnh nguội đi, sẽ ngưng tụ thành chất lỏng tinh khiết và chảy qua các van tiết lưu.
Yêu cầu về nhiệt độ trong tủ lạnh
- Tủ lạnh gồm hai ngăn: ngăn đông có nhiệt độ âm và ngăn lạnh có nhiệt độ dương.
- Ngăn lạnh cần giữ cho nhiệt độ ở mức khoảng 2 độ C.
- Ngăn đông, nhiệt độ phải xấp xỉ ở mức -25 độ C.
Lưu ý: Phải thường xuyên kiểm tra nhiệt độ để đảm bảo thực phẩm luôn tươi ngon.
Nhiệt độ trong ngăn đông đặt ở mức -25 độ C (Ảnh minh họa)
Cách bảo quản thực phẩm
Để bảo quản thực phẩm thực sự hiệu quả trong dịp tết, chúng ta cần lưu ý các loại thịt, cá sẽ có cách bảo vệ riêng biệt.
Bảo quản các loại thịt dịp tết
Sơ chế:
- Rửa sạch.
- Cho thực phẩm đã rửa sạch vào hộp, bịch nilông buộc kín.
- Cho thực phẩm đã gói kín vào ngăn đá.
Lưu ý: những phần thịt được giữ lạnh chỉ có thể dùng trong vòng từ 1 đến 4 ngày, thịt đông lạnh có thể dùng được trong vài tháng.
Bọc thực phẩm bằng giấy bạc hoặc màng bọc chuyên dùng (Ảnh minh họa)
Các loại cá
Sơ chế:
- Rửa sạch cá.
- Luộc cá trước khi cho vào tủ lạnh.
- Cho vào ngăn đá hoặc ngăn lạnh tùy theo thời gian sử dụng.
Lưu ý:
- Cá có mùi khá mạnh, vì vậy không nên giữ chúng chung với các loại thực phẩm khác vì chúng sẽ lây mùi sang những thứ được bảo quản cùng.
- Có thể dùng giấm pha loãng đổ lên mình cá và đặt nơi thoáng mát để giữ cá tươi.
Các loại gia cầm
Sơ chế:
- Rửa sạch sẽ.
- Cho thực phẩm vào các hộp và bọc bằng màng bọc chuyên dùng.
- Để thực phẩm vào ngăn đá.
- Đối với thịt gia cầm mua ngoài hàng đông lạnh, cần giữ nguyên bao bì, bảo quản riêng trong ngăn hoặc hộp và nên sử dụng trong 2 ngày. Nếu để lâu hơn, gói bằng giấy bạc và cho vào ngăn đông.
Cá cần bảo quản riêng trong ngăn hoặc hộp và nên sử dụng trong 2 ngày (Ảnh minh họa)
Trứng
- Trứng được giữ trong hộp.
- Trứng được đặt vào kệ đựng trứng chuyên dụng trong tủ lạnh.
Sữa
- Cho sữa vào hộp có nắp đậy kín.
- Để vào ngăn riêng (giữ nguyên bao bì).
- Để sữa vào ngăn mát.
Lưu ý: sữa có đặc tính dễ hấp thu mùi vị của những thực phẩm khác, vì vậy không để sữa chung với các loại rau xanh, trái cây hoặc thực phẩm có mùi mạnh.
Pho mát
- Dùng màng bọc thực phẩm để bọc lại trước khi bảo quản lạnh (do pho mát rất nhanh khô).
Những lưu ý trong quá trình bảo quản thực phẩm
Bảo quản thức ăn vào từng hộp và ngăn riêng biệt (Ảnh minh họa)
- Bảo quản thức ăn sống và chín vào những hộp riêng biệt (việc bảo quản kín sẽ giúp thức ăn không bị khô, không bị bốc mùi, không lây nhiễm vi sinh sang các món ăn khác).
- Thức ăn chín muốn để dành phải đưa vào tủ lạnh chậm chất là 4 giờ sau khi xào nấu xong. Khi cần lấy ra khỏi tủ lạnh phải ăn ngay không để lâu quá 4 giờ ở nhiệt độ trong nhà.
- Những thức ăn sống như thịt, cá… muốn để dành phải cất vào tủ lạnh ngay sau khi giết, mổ và không được để chậm quá 4 giờ. Khi lấy ra khỏi tủ lạnh phải chế biến ngay.
- Đối với những thực phẩm sống hoặc chín không biết thời gian chế biến từ bao giờ (có thể đã bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc tố của vi khuẩn) cần phải chế biến ngay hoặc đun nấu lại cẩn thận trước khi cho vào tủ lạnh.
- Khi cho thịt vào ngăn đông, cần bọc thịt thật nhiều lớp để ngăn cho chúng không bị đông cứng quá mức, mất nước và thay đổi màu sắc, mùi vị.
- Khi bao bọc thịt, cá… cần bọc thật chặt, tránh cho không khí lọt vào bên trong để miếng thịt không có nhiều lớp đá bám vào.
Lời kết
Thịt, cá, trứng, sữa… cần được bảo quản đúng cách trong tủ lạnh, đặc biệt là trong những ngày Tết thời gian nghỉ kéo dài. Vì vậy, để đảm bảo tủ lạnh không hoạt động quá công suất, các món ăn vẫn tươi, ngon, đảm bảo chất lượng, các bà nội trợ cần lưu ý bảo quản thực phẩm đúng cách ngay từ những khâu sơ chế đầu tiên: rửa sạch, bọc kín, để vào từng hộp riêng biệt.
Lưu ý, các món ăn có thời hạn ngắn nên sắp xếp ăn trước và được bảo quản riêng bằng màng nhựa bọc thực phẩm hoặc giấy bạc dùng cho tủ lạnh.