Phần đa các trường hợp chết đuối thường xảy ra vào mùa hè khi trẻ em và người lớn tham gia vào tắm ao, hồ, biển. Người biết bơi thì thường chủ quan và bị kiệt sức trong khi bơi hoặc bị chuột rút. Trẻ em bị ngạt nước vì chính sự chủ quan của người lớn: Để trẻ chơi gần những dụng cụ chứa nước trong nhà như thùng nước, lu nước, giếng và để cho trẻ tắm trong bồn tắm một mình. Những trường hợp động kinh không nên đi bơi.
Sơ cứu khi nạn nhân bị ngạt nước
– Nhanh chóng lôi đầu nạn nhân ra khỏi nước
– Móc họng khai thông miệng
– Hô hấp nhân tạo mũi
– Nhanh chóng đưa bệnh nhân vào bờ
– Cho nạn nhân nằm úp sấp, vòng tay quan bụng nâng bụng lên rồi đặt xuống 10 lần cho nước ọc ra, nếu là trẻ nhỏ cần hai chân dốc ngược lên 10 lần.
– Hô hấp nhân tạo miệng miệng
Nếu ngừng tim cấp cứu ngừng tim trong khoảng thời gian vàng 4 phút bằng phương pháp thổi ngạt ấn tim (Nếu quá thời gian 4 phút, sẽ gây tổn thương não; quá 10 phút: sẽ để lại di chứng não hoặc tử vong). Cố gắng để nạn nhân thở lại rồi mới chuyển đến các cơ sở y tế. Trong trường hợp xầu chưa thể làm nạn thở lại vẫn phải duy trì việc ấn tim, thổi ngạt trên đường chuyển khẩn cấp nạn nhân tới bệnh viện.
Phòng tránh bị ngạt nước, chết đuối
Không để trẻ nhỏ ở nhà một mình. Đậy kín các vật chứa và không cho trẻ lại gần thùng, lu nước, bồn tắm, ao giếng. Đối với trẻ lớn, nên cho trẻ đi học bơi, và không cho trẻ bơi ở những chỗ lạ. Những trẻ mắc chứng động kinh thì không nên cho trẻ “đùa với nước”.
Ths. Bs. Bùi Nam Trung