Trước đây, vấn đề thiếu cân được quan tâm hàng đầu đối với sức khỏe, cân nặng của trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, trong 1 thập kỷ trở lại đây, thừa cân, béo phì mới là vấn đề khiến các chuyên gia y tế ngày càng đau đầu tìm cách ứng phó. Lý do là vì người Béo phì rất dễ mắc nhiều bệnh khó chữa.
Mục lục
- 1 Béo phì ảnh hưởng thế nào đối với tim?
- 2 Béo phì liên quan gì đến bệnh huyết áp cao?
- 3 Béo phì liên quan gì chứng gan nhiễm mỡ?
- 4 Béo phì liên quan gì với chứng mỡ trong máu cao?
- 5 Béo phì ảnh hưởng gì tới não?
- 6 Béo phì liên quan gì bệnh khớp?
- 7 Tại sao người béo phì dễ mắc bệnh sỏi mật?
- 8 Béo phì liên quan gì tới bệnh gút?
- 9 Tại sao béo phì dễn dẫn tới ung thư?
Béo phì ảnh hưởng thế nào đối với tim?
Bệnh béo phì liên quan mật thiết đối với bệnh tim. Tỷ lệ mắc bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch của người béo phì đều tăng cao.
Cơ chế béo phì biến chứng sang bệnh tim thường là:
- Mỡ bọc kín tim, khiến tim khó co bóp.
- Mỡ tích tụ quá nhiều làm tăng dung lượng máu tuần hoàn, làm tăng gánh nặng cho tim.
- Kèm theo đường huyết và mỡ trong máu tăng cao, làm tăng độ dính của máu, làm giảm khả năng tải oxy của tế bào hồng cầu, cung cấp không đủ oxy cho tế bào tim.
- Sự chuyển hóa mỡ không còn được như thường, ăn nhiều chất có nhiệt lượng cao dẫn đến chứng mỡ trong máu tăng cao gây ra chứng xơ cứng động mạch, tích tụ mỡ ở tế bào tim, làm dày thành tim.
- Người béo phì thường lười và không muốn hoạt động làm giảm tuần hoàn nhánh động mạch vành, từ đó làm giảm khả năng bù đắp của tim.
- Có nhà nghiên cứu cho rằng, trọng lượng vượt quá 30% trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn là tín hiệu dự báo mắc bệnh động mạch vành cơ tim trong mười năm tới.
Người béo phì thường lười và không muốn hoạt động làm giảm tuần hoàn nhánh động mạch vành.
Béo phì liên quan gì đến bệnh huyết áp cao?
Theo dõi lâm sàng thấy rằng, tỷ lệ mắc bệnh huyết áp cao ở người béo phì cao hơn rất nhiều người bình thường. Bởi vì mô mỡ trong cơ thể người bệnh béo phì tăng lên nhiều, khiến lượng tuần hoàn máu tăng tương ứng, làm tăng lực cản ngoại vi của động mạch nhỏ, buộc tim phải làm việc nhiều, tăng nhịp đập của tim để bảo đảm cung cấp máu cho cơ thể; lâu dần sẽ dẫn đến xơ cứng động mạch nhỏ xảy ra huyết áp cao, cộng thêm lượng nattri nhất định tích tụ trong cơ thể người bệnh béo phì, càng làm tăng lượng tuần hoàn máu, huyết áp cao thêm.
Béo phì có thể gây ra chứng huyết áp cao. Song trong lâm sàng cũng có nhiều người béo phì mà huyết áp vẫn bình thường. Điều này có thể liên quan tới khả năng bù đắp trong cơ thể của từng người. Đương nhiên khả năng bù đắp này có hạn, hễ bị mất thì huyết áp sẽ tăng cao. Giảm cân là biện pháp phòng ngừa chứng huyết áp cao có hiệu quả. Ngay cả đối với người béo phì đã mắc chứng huyết áp cao, qua điều trị bằng ăn uống nhiệt lượng thấp, trọng lượng cơ thể giảm thì bệnh huyết áp cao cũng tự hết.
Yếu tố di truyền có ảnh hưởng nhất định đến chứng huyết áp cao ở người béo phì. Nghiên cứu gần đây cho thấy, người mắc chứng huyết áp cao thường kèm theo chứng insulin trong máu cao, kể cả người mắc chứng bệnh huyết áp cao nhưng trọng lượng cơ thể bình thường. Insulin trong máu cao sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác dụng vào thành mạch máu, ảnh hưởng lớn đến việc mắc chứng huyết áp cao. Dạng bệnh này có khuynh hướng gia tộc rất rõ.
Yếu tố di truyền có ảnh hưởng nhất định đến chứng huyết áp cao ở người béo phì.
Béo phì liên quan gì chứng gan nhiễm mỡ?
Bình thường, mỡ do đường ruột hấp thu sẽ được phân giải, chuyển hóa trong gan, sau đó tích trữ trong mô mỡ. Khi cơ thể bị đói, mỡ tích trữ sẽ được động viên đến gan và các tổ chức khác để phân giải, lợi dụng. Tế bào gan có khả năng bù đắp nhất định, có thể thích ứng nhu cầu chuyển hóa của cơ thể dẫn đến tổng hợp, chuyển đổi, lợi dụng mỡ đạt được cân bằng.
Ở người béo phì do lượng hấp thu nhiều hơn nhu cầu, tộng hợp mỡ quá nhiều, vượt khả năng chịu đựng của tế bào gan, cùng với sự giảm thấp hiệu quả của insulin, cản trở sự phân giải lợi dụng mỡ trong gan, làm cho mỡ tích tụ ở gan hình thành gan nhiễm mỡ. Người béo phì thường mắc gan nhiễm mỡ, thậm chí cả trẻ em béo phì, chỉ khác nhau về mức độ bệnh, ảnh hưởng nặng nhẹ đến rối loạn chuyển hóa đường, mỡ trong cơ thể mà thôi.
Sau khi mắc chứng gan nhiễm mỡ sẽ có cảm giác như toàn thân rã rời, bụng trướng, ăn uống kém, khó chịu ở vùng gan, … Khi khám có thể phát hiện gan to, bề mặt bóng, trơn, có khi sờ nắn thấy đau. Xét nghiệm máu có biểu hiện thay đổi chức năng gan, mỡ trong máu cao, siêu âm có thể thấy thay đổi hình sóng ở gan.
Gan nhiễm mỡ thời kỳ đầu hoặc mức độ nhẹ, vừa phần lớn có thể thay đổi, cũng tức là nói tiến hành giảm cân tích cực, điều chỉnh ăn uống, cân bằng nhu cầu thì có thể cải thiện thậm chí mất hẳn tình trạng gan nhiễm mỡ. Người bị nặng có thể xảy ra viêm gan dạng nhiễm mỡ, đau bụng khác thường hoặc biến đổi chức năng gan; gan nhiễm mỡ giai đoạn cuối sẽ dẫn đến xơ gan do mô sợi quá nhiều.
Bệnh nhân Gan nhiễm mỡ sẽ có cảm giác như toàn thân rã rời, bụng trướng, ăn uống kém, khó chịu ở vùng gan.
Béo phì liên quan gì với chứng mỡ trong máu cao?
Chứng mỡ trong máu cao tức chỉ nồng độ của các thành phần mỡ trong máu như cholesterol, glycerin, tổng lượng mỡ trong huyết tương vượt quá tiêu chuẩn bình thường. Đặc điểm trao đổi mỡ của người béo phì là axits béo tự do trong huyết tương tăng cao, các thành phần cholesterol, glycerin, tổng lượng mỡ đều tăng, cho thấy việc trao đổi mỡ bị rối loạn. Mức colestron trong huyết tương của người béo phì từ 5.2 minlimolet/lít trở lên có thể chiếm tới 55,8%. Nam giới trên 60 tuổi, nữ giới trên 50 tuổi thì cholesterol đều tăng rõ rệt.
Khi mắc chứng béo phì, khả năng động viên, lợi dụng axits béo tự do của cơ thể giảm; axits béo tự do trong máu sẽ tích lại, dung lượng mỡ trong máu tăng cao. Người mắc chứng máu glycerin cao do hydrat carbon gây nên dễ bị béo phì. Khi lượng hydrat carbon mà những người bệnh này hấp thu bình thường hoặc tương đối nhiều thì glycerin trong huyết tương tăng cao; còn khi giảm lượng hấp thu hydrat carbon thì triệu chứng mỡ trong máu cao có thể giảm, thậm chí hết hẳn. Trọng lượng cơ thể giảm cũng làm cho hydrat carbon trong huyết tương của người bệnh giảm xuống mức bình thường. Mức tăng cholesterol và glycerin trong huyết tương tỉ lệ thuận với độ béo phì. Hạ mỡ máu xuống có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc phòng ngừa xơ cứng động mạch và bệnh mạch vành. Cho nên, người mập cần phải khống chế ăn uống, tiến hành giảm cân một cách tích cực.
Béo phì ảnh hưởng gì tới não?
Việc trao đổi đường, mỡ trong cơ thể người béo phì trở nên khác thường làm tăng nguy cơ xơ cứng mạch máu não và bám dính mỡ ở thành mạch máu cộng thêm ảnh hưởng của huyết áp cao đối với động lực học máu, dẫn đến tỉ lệ mắc bệnh tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu não ở người béo phì cao hơn người bình thường.
Việc chuyển hóa đường, mỡ khác thường làm tăng độ dính bám của máu, khả năng tải oxy của tế bào hồng cầu giảm sút, tế bào não sẽ bị thiếu oxy ở mức độ khác nhau. Triệu chứng thiếu oxy ở những người béo phì rất rõ rệt, thể hiện như buồn ngủ, trí nhớ giảm, phản ứng chậm chạp đối với sự vật bên ngoài; nếu người béo phì còn mắc bệnh tim, phổi, máu thiếu oxy thì có thể giảm ý thức.
Một số nghiên cứu cho biết, việc tiết các loại peptit thần kinh, bao gồm một số chất môi thần kinh như thrombotomin ở người béo phì trở nên khác thường. Ảnh hưởng của các chất này đối với đại não ra sao vẫn chưa rõ, nhưng phần lớn có thể khôi phục sau khi đã giảm cân.
Triệu chứng thiếu oxy ở những người béo phì như buồn ngủ, trí nhớ giảm, phản ứng chậm chạp.
Béo phì liên quan gì bệnh khớp?
Tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp do tăng sinh ở người béo phì cao gấp nhiều lần người bình thường. Qua theo dõi lâm sàng, trong số người viêm khớp dạng tăng sinh có tới trên 50% là người ở tuổi trung niên có cơ thể béo mập. Khớp gối là khớp phức tạp nhất, lớn nhất của cơ thể con người, trong đó, bánh chè là thiết bị đệm bảo vệ khớp gối. Khi một người nặng 65-70 kg đi lại thì mỗi cm2 xương bánh chè phải chịu áp lực 4,5kg, nếu cơ thể tăng lên 100kg, thì mỗi cm2 xương bánh chè phải chịu áp lực 6,9kg. Khớp, gân, dây chằng, xương sụn phải hoạt động lâu dài trong phụ tải như vậy ắt sẽ sinh bệnh.
Viêm khớp tăng sinh phần lớn phát ra ở khớp gối, khớp háng, khớp đốt sống lưng và đốt sống cổ. Khởi bệnh chậm chạp, lúc đầu thấy đau nhức khớp, khó vận động, ngồi lâu thì triệu chứng đau tăng, sau khi vận động thấy đỡ, nhưng khi hoạt động lâu lại khó chịu. Cùng với việc xuất hiện các gai ở quanh xương khớp, mô mềm bị tổn thương; đau nặng hơn; khớp sưng, biến dạng, đi lại khó khăn.
Viêm khớp tăng sinh ở người béo phì thường trở thành tuần hoàn xấu. Khi khớp sưng hoặc biến dạng, hoạt động giảm, cơ thể nặng thêm, thì áp lực đối với khớp càng nặng, bệnh sẽ trở nên xấu. Vì thế người béo phì bị viêm khớp tăng sinh muốn điều trị cần bắt đầu từ việc giảm cân.
Trọng lượng cơ thể giảm thì áp lực lên khớp sẽ giảm, triệu chứng sưng đau khớp sẽ giảm dần, đi lại sẽ dễ dàng.
Tại sao người béo phì dễ mắc bệnh sỏi mật?
Vì dinh dưỡng của người béo phì quá dư thừa, mỡ trong máu cao, để tiêu hóa mỡ, yêu cầu phải tiết nhiều nước mật; gánh nặng của túi mật tăng thêm. Đồng thời do colesteron tăng, nên khả năng bị sỏi mật cũng tăng. Ngoài ra, do người béo mập ít hoạt động nên điều kiện hình thành sỏi cũng tăng lên.
Trong số người viêm túi mật cũng có nhiều người béo phì. Đương nhiên, sỏi sẽ dẫn đến tắc đường mật, gây nhiễm trùng cũng dễ dẫn đến viêm túi mật.
Béo phì liên quan gì tới bệnh gút?
Bệnh gút là chỉ biến chứng viêm khớp do sự chuyển hóa purine trong cơ thể trở nên khác thường, dẫn tới lắng đọng quá nhiều lithate ở khớp gây ra. Đây là chứng bệnh lâm sàng với đặc trưng axit uric trong máu cao và ban đêm khớp bàn chân sưng đau đột ngột. Bệnh này có khuynh hướng di truyền.
Bệnh gút là chỉ biến chứng viêm khớp do sự chuyển hóa purine trong cơ thể trở nên khác thường.
Bệnh gút tường phát sau bữa ăn cao lương mỹ vị, ở những người béo mập thừa dinh dưỡng. Tuy béo phì và bệnh gút là hai loại bệnh hoàn toàn khác nhau, nhưng lại có mối quan hệ mật thiets. Có nhà nghiên cứu tiến hành kiểm tra axit uric trong máu của hai nhóm người trên 50 tuổi. Kết quả phát hiện số người mắc chứng axit uric trong máu cao ở nhóm béo phì nhiều hơn 3 lần so với nhóm người bình thường. Càng béo phì thì mức axit uric trong máu càng cao, khả năng mắc bệnh gút càng cao. Có tài liệu nghiên cứu cho biết, người cân nặng vượt trọng lượng tiêu chuẩn dưới 20% thì tỉ lệ mắc bệnh axit uric trong máu cao là khoảng 9,2%, những người cân nặng vượt quá 20-40% trọng lượng tiêu chuẩn thì tỉ lệ mắc bệnh axit uric trong máu cao là khoảng 9,4%, còn người cân nặng vượt quá 40% trọng lượng tiêu chuẩn thì tỉ lệ mắc bệnh này lên đến 20%.
Nếu có thể kiểm soát lượng thức ăn giàm purine, hạn chế lượng ăn uống, giảm cân tích cực thì có thể giảm lượng axit uric trong máu, cũng tức là giảm khả năng mắc bệnh gút.
Tại sao béo phì dễn dẫn tới ung thư?
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỉ lệ mắc ung thư (như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư đại tràng) ở người béo phì cao hơn rất nhiều người bình thường. Hơn nữa, trong những người cùng mắc bệnh ung thư như ung thư vú hay các u ác tính khác, thì mức độ di căn của mô ung thư ở người béo phì cũng nghiêm trọng hơn người bình thường.
Tại sao người béo phì dễ mắc ung thư và tế bào ung thư dễ khuếch tán, di căn?
Nghiên cứu của các nhà kho học y học cho biết, ung thư liên quan tới khả năng miễn dịch của cơ thể. Khi chức năng miễn dịch của tế bào xuống thấp thì cơ thể dễ bị các loại u ác tính. Bất kể nguyên nhân gây ra u ác tính là gì, chỉ cần trong cơ thể xuất hiện tế bào biến chứng ung thư thì màng tế bào lập tức sinh ra kháng nguyên đặc biệt, còn tế bào miễn dịch trong cơ thể sẽ diệt các tế bào có kháng nguyên ung thư này. Khi chức năng miễn dịch của tế bào giảm, khả năng tự bảo vệ của cơ thể sẽ yếu thì tế bào ung thư sẽ sinh sôi.
Phần lớn người béo phì đều mắc chứng cholesterol trong máu cao và insulin trong máu cao, khiến lượng collesteron trong tế bào miễn dịch tăng cao, làm giảm khả năng diệt tế bào ung thư của hệ miễn dịch trong cơ thể. Mặt khác, insulin có khả năng ức chế tế bào miễn dịch, lại có tác dụng thúc đẩy tăng sinh tế bào. Nếu trong cơ thể có tế bào xuất hiện biến chứng ung thư thì nó sẽ thúc đẩy tăng sinh tế bào ung thư.
Ngoài ra, phần lớn người béo phì đều mắc chứng mỡ trong máu cao, có tác dụng thúc đẩy đông máu, làm giảm hoạt tính phân giải anbumin sợi; dễn dẫn đến hình thành ổ ung thư trong mạch máu. Tế bào ung thư trong ổ ung thư không những khó bị tiêu diệt bởi tế bào miễn dịch trong máu mà ngược lại dễ theo máu chạy khắp cơ thể. Đây chính là nguyên nhân di căn tế bào ung thư.