Khi hoạt động của cơ thể bị trì trệ dẫn đến không thải được chất độc sinh ra từ quá trình chuyển hóa. Điều này khiến các chất độc tích tụ, dễ phát sinh mụn nhọt. Dân gian gọi hiện tượng này là “nóng trong người”. Vậy khi bị nóng trong người, nên ăn gì để thải độc, để “mát” hơn?
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, có tác dụng giải độc, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả. Ngoài ra, loại rau này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng: 1/2 chén rau mồng tơi nấu chín cung cấp 190% lượng vitamin A và 20% chất sắt.
Rau má
Rau má có tính mát, không độc có tác dụng làm mát cơ thể, giải độc, lợi tiểu, chống viêm… thường được dùng để chữa ngứa, rôm sảy, thanh nhiệt, mụn nhọt, bệnh máu cam, sốt…
Rau ngót
Rau ngót tính hàn, chứa nhiều chất xơ. Khi bị nóng trong ăn canh rau ngót có thể giải độc, thanh nhiệt, dễ tiêu hóa, trị táo bón cực hiệu quả
Mướp đắng
Mướp đắng có thể sử dụng bằng cách ăn sống (ướp đá), nấu canh, xào. Uống nước ép mướp đắng để thanh lọc cơ thể, giải độc gan và làm đẹp da.
Bột sắn dây
Bột sắn dây có khả năng thanh nhiệt, giải độc, nhanh chóng đẩy lùi các loại độc tố tích tụ trong cơ thể, làm giảm mụn, mát cơ thể. Lưu ý khi pha bột sắn dây, không nên cho hoa bưởi vào vì sẽ làm mất tác dụng của sắn dây.
Củ đậu
Củ đậu có tác dụng giải nhiệt, giải khát vì trong thành phần có đến 80-90% là nước, 4,51% đường glucoza, 2,4% tinh bột. Ngoài ra củ đậu còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và muối khoáng như: sắt, canxi, photpho, vitamin C,… Ăn củ đậu thường xuyên để phòng và chữa nóng trong người.
Dưa hấu
Dưa hấu có tính vị ngọt mát, không độc, có tác dụng giải khát, giải nhiệt. Bên cạnh đó, dưa hấu còn có tác dụng trị chứng khô miệng, khan tiếng, tiểu vặt, táo bón.
Dưa chuột
Dưa chuột có tới 90% nước và đây là loại quả giải nhiệt vô hiệu quả. Bạn có thể ăn dưa thay vì uống nước để chống khát.