Hơi thở hôi hay còn gọi là chứng bệnh hôi miệng có thể coi là kết quả của các thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng kém hoặc có thể là một dấu hiệu của các vấn đề khác về sức khỏe. Hôi miệng cũng có thể trở nên tồi tệ hơn bởi các loại thực phẩm bạn ăn và thói quen lối sống không lành mạnh.
Bệnh hôi miệng nguyên nhân từ đâu
Hôi miệng có nguyên nhân từ miệng và nguyên nhân ngoài miệng. Trong đó, mỗi nhóm nguyên nhân lại có các tác nhân khác nhau.
Những gì bạn ăn ảnh hưởng đến hơi thở
Về cơ bản, tất cả các thực phẩm bạn ăn được nhai nhỏ trong miệng. Khi thức ăn được tiêu hóa và hấp thu vào máu của bạn. Chúng đi đến phổi và thoát ra hơi thở. Nếu bạn ăn thực phẩm có mùi mạnh (như tỏi hoặc hành tây…), đánh răng, dùng chỉ nha khoa ngay cả nước súc miệng chỉ đơn thuần loại bỏ mùi hôi tạm thời. Mùi hôi sẽ không biến mất hoàn toàn cho đến khi thực phẩm đã ra khỏi cơ thể của bạn. Chưa hết, phần nhựa trong tỏi có khả năng bám dính rất tốt nên mùi tỏi thực tế nồng nhất sẽ lưu trên chính răng, lợi, kẽ răng, niêm mạc miệng, họng của bạn nên sẽ mất tới nhiều giờ để loại bỏ hết mùi hôi miệng này.
Tại sao nói thói quen xấu là nguyên nhân bệnh hôi miệng?
Nếu bạn không đánh răng và xỉa răng hàng ngày, các hạt thức ăn sẽ đọng lại trong miệng của bạn, nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn giữa các kẽ răng, xung quanh nướu răng và lưỡi. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra hôi miệng. Ngoài ra, mùi hôi được tạo ra do vi khuẩn phát triển từ các hạt thức ăn két lại trong răng giả do không được làm sạch đúng cách. Hút thuốc hoặc nhai các sản phẩm thuốc lá cũng là một nguyên nhân gây hơi thở hôi, làm ngả màu răng, làm giảm khả năng đánh giá của bạn với hương vị thực phẩm và kích thích nướu răng.
Các vấn đề sức khỏe có thể gây ra bệnh hôi miệng
Hơi thở hôi hoặc có mùi khó chịu có thể cảnh báo về một dấu hiệu của bệnh ví dụ như bệnh nha chu. Bệnh nướu răng gây ra bởi sự tích tụ mảng bám trên răng. Các vi khuẩn gây ra độc tố, hình thành trong miệng, gây kích thích nướu răng. Nếu bệnh nướu răng vẫn tiếp tục không được điều trị, nó có thể gây tổn hại nướu răng và xương hàm. Các nguyên nhân khác của hơi thở do răng miệng bao gồm: thiết bị kém phù hợp (ví dụ hàm răng giả), nhiễm nấm miệng, sâu răng.
Các điều kiện gây khô miệng (còn gọi là bệnh khô miệng) cũng có thể gây hơi thở hôi. Nước bọt là cần thiết để làm ẩm và làm sạch miệng bằng cách trung hòa axit được sản xuất bởi mảng bám và rửa đi các tế bào chết tích tụ trên lưỡi, nướu răng, và má. Nếu không, những tế bào phân hủy ra đọng lại và gây hơi thở hôi. Tác dụng phụ của các loại thuốc khác nhau cũng có thể gây ra bệnh khô miệng.
Rất nhiều bệnh khác nhau có thể gây hơi thở hôi. Dưới đây là một số bệnh như: nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi hoặc viêm phế quản, nhiễm trùng xoang mãn tính, chảy mủ xoang sau, tiểu đường, trào ngược dịch vị mạn tính và các vấn đề về gan hoặc thận.
Bệnh hôi miệng có thể ngăn ngừa như thế nào
Cách ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả ngay tại nhà có thể thực hiện dễ dàng và hoàn toàn không tốn kém cho mọi người.
Cách cách ngăn ngừa hôi miệng
Hơi thở hôi có thể được giảm hoặc phòng tránh được nếu bạn thực hiện tốt một số tư vấn kể sau.
- Thực hành vệ sinh răng miệng tốt. Đánh răng hai lần một ngày với kem đánh răng để loại bỏ mảnh vụn thức ăn và mảng bám. Đánh răng sau khi ăn (giữ một bàn chải đánh răng tại nơi làm việc hay trường học để đánh răng sau khi ăn trưa). Cũng đừng quên chải lưỡi hàng ngày.
- Thay thế bàn chải đánh răng của bạn 2 đến 3 tháng một lần.
- Sử dụng chỉ tơ nha khoa làm sạch kẽ răng để loại bỏ thức ăn và mảng bám giữa các răng một lần một ngày. Răng giả nên được bỏ ra vào ban đêm và làm sạch triệt để trước khi được đặt lại vào trong miệng vào sáng hôm sau.
- Đi khám nha sĩ thường xuyên, ít nhất hai lần một năm. Bác sĩ sẽ tiến hành cuộc kiểm tra răng miệng tổng thể cho bạn: làm sạch các mảng bám trên răng và phát hiện điều trị các bệnh nha chu, khô miệng nếu có hoặc các vấn đề khác mà có thể là nguyên nhân gây ra hôi miệng.
- Ngừng sử dụng thuốc lá và các sản phẩm liên quan đến thuốc lá.
- Uống nhiều nước sẽ giữ cho miệng ẩm. Nhai kẹo cao su (tốt hơn là không đường) cũng là một giải pháp kích thích sản xuất nước bọt, giúp rửa trôi thức ăn và vi khuẩn.
- Ghi lại các loại thực phẩm, các loại thuốc bạn dùng. Nha sĩ sẽ giúp bạn xem xét các khả năng làm hôi miệng vì một số loại thuốc có thể tạo ra mùi hôi miệng.
Điều trị bệnh hôi miệng ở đâu?
Trong hầu hết trường hợp, nha sĩ có thể điều trị nguyên nhân gây ra hôi miệng. Nếu nha sĩ của bạn xác định rằng mùi hôi không có nguồn gốc từ răng miệng, răng miệng của bạn hoàn toàn khoẻ mạnh họ có thể giới thiệu bạn đến các bác sĩ để tiến hành kiểm tra tổng thể tai mũi họng, tiêu hóa, tìm nguyên nhân. Sau khi xác định chính xác nguyên nhân sẽ biết nên điều trị chứng hôi miệng của bạn ở đâu là thích hợp nhất.
Sản phẩm có thể sử dụng để loại bỏ bệnh hôi miệng
Bạn có thể mua một số loại nước súc miệng trong các cửa hàng để loại bỏ hơi thở hôi. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng rất các loại nước súc miệng thường chỉ khắc phục một cách tạm thời để che dấu mùi hôi khó chịu. Một số loại nước súc miệng có chứa hoạt chất kháng khuẩn hiệu quả, kéo dài như bạc plasma có khả năng bảo vệ kéo dài đồng thời kháng khuẩn thường được khuyến cáo sử dụng hơn.
Tuy nhiên, có một số sản phẩm sát trùng miệng, rửa sạch miệng, tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng thay vì chỉ đơn giản là che giấu hơi thở có mùi hôi. Các nha sĩ sẽ tư vấn giúp bạn tìm ra những sản phẩm tốt nhất hỗ trợ điều trị.
Vài cách điều trị hôi miệng như: súc miệng bằng thuốc có chất bạc nano plasma, Chlorhexidine gluconate, trong 6 tháng có thể giảm vi trùng gram âm tính trong miệng. Các sản phẩm trên đây có thể dễ dàng mua trên mạng hoặc tại các cửa hàng tiện lợi, tiệm thuốc tây…. Bạn cũng có thể súc miệng với loại nước súc miệng có chất Cetylpyridinium, Benzethonium chloride, Phenolic-oil, Sodium bicarbonate, Zinc chloride. Hoặc chất kẽm có chất alpha-ionone có thể giảm được những chất gây hôi miệng như hydrogen peroxide hay methyl mercaptan (khoảng 24%-59%), tuy nhiên, dùng những thuốc này cần hỏi ý kiến bác sĩ.