Nếu bạn thường xuyên với đứng hoặc ngồi nhiều, người hay mệt mỏi, khí huyết kém lưu thông thì đừng tiếc 10 phút mỗi ngày để Massage chân. Những lợi ích của việc massage chân đối với sức khoẻ sẽ khiến bạn cực bất ngờ. Hãy khám phá ngay!
Mục lục
- 1 Cấu tạo của bàn chân và ý nghĩa của việc Massage chân
- 2 Hướng dẫn các bước massage chân
- 2.1 Bước 1: Ngâm chân với nước ấm
- 2.2 Bước 2: Chuẩn bị tư thế thoải mái để massage chân
- 2.3 Bước 3: Thoa kem/ tinh dầu massage chân
- 2.4 Bước 4: Massage chân theo trình tự chuẩn
- 2.5 Bước 5: Kéo duỗi chân giúp thư giãn
- 2.6 Bước 6: Xoay tròn cổ chân đúng cách
- 2.7 Bước 7: Massage gót chân bằng cách ấn nhẹ nhàng
- 2.8 Bước 8: Massage phần khe ngón chân
- 2.9 Bước 9: Massage lòng bàn chân
- 2.10 Bước 10: Kết thúc masage chân
- 3 Ngâm chân chữa bệnh – Phương pháp massage chân được nhiều người ưu chuộng
- 4 Ngoài massage chân, hãy làm những việc này để chân khoẻ mạnh
Trong cuộc sống hàng ngày ít ai chú ý đến đôi bàn chân, chỉ khi chân lạnh, đau nhức hay tê buốt thì người ta mới lo lắng và chăm sóc đôi bàn chân của mình. Người xưa có câu “Cây khô rễ hỏng trước, người già chân yếu trước” chính vì thế ngày nay khoa học đặc biệt quan tâm đến việc giữ gìn bàn chân, nhất là việc massage chân, ngâm chân trị bệnh.
Vậy massage chân mang lại lợi ích gì cho sức khoẻ của con người, chúng ta hãy cùng Benh.vn nghiên cứu vấn đề này.
Cấu tạo của bàn chân và ý nghĩa của việc Massage chân
Chân là cơ quan vận động không thể thiếu của con người. Cấu tạo của bàn chân được tính từ mắt cá chân xuống phía dưới, cụ thể:
- Bàn chân gồm: Mu bàn chân, gan bàn chân, cổ chân, gót chân, ngón chân.
- Cấu tạo của chân bao gồm: xương, bắp cơ, mạch máu và hệ thần kinh.
- Hai bàn chân có 62 trung khu phản xạ với các đầu tận cùng thần kinh, huyệt vị liên quan đến toàn cơ thể con người. Hết hết các huyệt ở bàn chân đều liên quan đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể.
- Bàn chân tập trung đầu mút tận cùng thần kinh thuộc loại “phản ứng nhanh”.
Nguyên lý hoạt động của bàn chân
Tim co bóp đưa máu mang chất bổ dưỡng nuôi toàn cơ thể. Còn bàn chân, nơi xa tim nhất chịu sức nặng theo kiểu dồn nén từ trên xuống. Trong lòng tĩnh mạch có van ngăn không cho máu chảy ngược, hệ cơ ở chân góp sức ép đẩy máu chảy về tim. Máu đẩy đến chân thì dễ nhưng máu tĩnh mạch chảy ngược về tim thì lại khó. Khi hai chân được cử động đều đặn chúng giống như một cái máy bơm có tác dụng bơm máu về tim. Bởi vậy các chuyên gia thường ví “chân là trái tim thứ hai của cơ thể”.
Như vâỵ sự hoạt động của chân không chỉ giúp chúng ta vận động dễ dàng mà còn giúp lưu thông khí huyết trong cơ thể, duy trì sức khoẻ của con người.
Vì sao cần massage chân mỗi ngày
Massage chân là thói quen tốt nhưng nhiều người bỏ qua. Việc massage chân không chỉ giúp bảo vệ đôi chân mà còn góp phần không nhỏ trong việc chữa bệnh.
- Massage bảo vệ chân: Chân hoạt động liên tục nhiều giờ và chịu áp lực của toàn bộ cơ thể. Chúng ta muốn di chuyển, chân cần hoạt động. Chúng ta muốn đứng thăng bằng, chân cũng cần hoạt động. Với cường độ làm việc khoảng 16h mỗi ngày, chân cần được chăm sóc đặc biệt. Massage chân là phương pháp phổ biến cho hiệu quả cao
- Masage chân chữa bệnh: Mặt khác, sơ đồ huyệt vị lòng bàn chân cho thấy, hầu hết các huyệt ở chân đều liên quan đến các cơ quan tạng phủ trong cơ thể. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc chữa bệnh bằng cách massage chân và bấm huyệt tại lòng bàn chân. Theo các lương y, đôi khi chỉ cần bấm và massage đúng vùng huyệt trên lòng bàn chân mà có thể chữa bệnh liên quan đến các tạng phủ bên trong như gan, tim, thận….
- Massage chân giúp thư giãn: Đặc biệt, massage chân giúp cơ thể thư giãn tuyệt đối sau 1 ngày làm việc vất vả. Như đã nói, chân có ý nghĩa quan trọng trong lưu thông khí huyết. Việc massage chân hàng ngày giúp giãn gân cốt, cải thiện tuần hoàn, xua tan mệt mỏi. Nếu massage chân kết hợp cùng ngâm chân nước ấm thì hiệu quả càng cao
Với vai trò đặc biệt trong bảo vệ chính đôi chân và sức khoẻ các tạng phủ trong cơ thể, thì việc massge chân là rất cần thiết, nên làm hàng ngày.
Những người nào nên massage chân hàng ngày
Mọi người muốn sức khoẻ tốt nên chăm sóc đôi chân bằng cách massage chân, ngâm chân nước ấm. Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng đặc biệt sau thì nên Massage chân hàng ngày:
- Nhân viên bán hàng, tiếp viên… làm việc ở tư thế đứng hoặc ngồi suốt ngày, khi nghỉ sẽ thấy đôi chân bị tê, vận động khó.
- Ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài đối với người làm việc trong văn phòng khiến chân bị xuống máu, sưng phù…
- Những người làm việc nặng nhọc, nghề bốc vác… sức nặng dồn về bàn chân lâu ngày cũng gây nên bệnh đau chân, tê chân….
- Những người là vận động viên, nghề hướng dẫn viên du lịch, kiểm lâm… phải di chuyển nhiều dễ mắc những bệnh đau gót chân, viêm khớp cổ chân…
- Ngoài ra việc mang các loại giày, dép làm bàn chân bị tù túng, tuần hoàn ở bàn chân khó lưu thông máu
Hướng dẫn các bước massage chân
Massage chân cần thực hiện tuần tự theo các bước sau đây để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bước 1: Ngâm chân với nước ấm
Ngâm chân là bước đầu quan trọng trong việc masage chân. Nên ngâm chân với muối gừng hoặc với thảo dược, tinh dầu. Nhiệt độ phù hợp để ngâm chân khoảng 38 độ.
Ngâm chân khoảng 15 phút để chân thư giãn, các lỗ chân lông mở và làm ấm chân. Đây là bước chuẩn bị Massage chân quan trọng tuyệt đối không nên bỏ qua.
Bước 2: Chuẩn bị tư thế thoải mái để massage chân
Chọn vị trí thoải mái để massage chân. Một chiếc ghế sô pha, giường nệm hoặc ghế thư giãn được khuyến khích cho bạn. Sau đó, hãy dùng khăn để giữ ấm và làm khô chân.
Bước 3: Thoa kem/ tinh dầu massage chân
Lấy lượng vừa đủ kem massage chân hoặc tinh dầu ra lòng bàn tay. Xoa cho phần kem thật ấm sau đó mới áp lên chân.
Bước 4: Massage chân theo trình tự chuẩn
Dùng hai tay ôm trọn lấy đôi chân. Dùng ngón tay cái bắt đầu massage chân nhẹ nhàng, chậm rãi. Trình tự massage chân chuẩn là từ phía trên đầu ngón chân sau đó trượt ra phía sau bàn chân rồi đi lên phía mắt cá chân. Sau đó, bạn lại làm 1 trình tự ngược lại để trở về các ngón chân. Lặp lại động tác này khoảng 3 – 5 lần.
Bước 5: Kéo duỗi chân giúp thư giãn
Tiếp tục massage chân bằng cách giữ đôi bàn chân vào trong lòng bàn tay, nhẹ nhàng nắm bàn chân duỗi thẳng, kéo lên và xuống từ 3 – 5 lần. Ở phía mặt dưới dốc chân, dùng ngón cái và ngón trở xoa nhẹ theo vòng tròn từ 1 đến 5 lần. Động tác này sẽ giúp chân thư giãn hoàn toàn.
Bước 6: Xoay tròn cổ chân đúng cách
Động tác này giúp giảm độ cứng của các khớp bàn chân, trở nên mềm mại hơn. Đặt 1 bàn tay dưới gót chân, bàn tay còn lại ôm lấy bàn chân rồi xoay tròn. Thực hiện động tác massage chân nhẹ nhàng, 3 – 5 lần cho mỗi lần xoay. Lặp lại vài lần. Động tác này đặc biệt tốt với những người có các chứng bệnh liên quan đến viêm khớp.
Bước 7: Massage gót chân bằng cách ấn nhẹ nhàng
Đặt bàn chân xuống mặt giường massage (hoặc ghế thư giãn) và vẫn giữ trong lòng hai bàn tay. Tiếp theo, bạn dùng ngón tay cái bóp nhẹ từ các gót chân xuống các ngón chân. Massage chân nhẹ nhàng, chậm rãi. Lặp lại động tác từ 3 – 5 lần.
Bước 8: Massage phần khe ngón chân
Dùng một tay nắm nhẹ phía sau mắt cá chân. Các ngón tay bắt đầu trượt giữa các khe ngón chân. Lưu ý, động tác massage chân này nên làm từ khe trước ra khe sau. Massage chân với động tác này khoảng 3 -5 lần. Đặc biệt, bạn nên dùng ngón tay cái vuốt tròn xung quanh xương mắt cá.
Bước 9: Massage lòng bàn chân
Đã đến lúc massage cho lòng bàn chân – vị trí quan trọng nhất, nơi chứa vô cùng nhiều huyệt đạo. Ngón tay cái chuyển động thành vòng tròn theo hướng lên xuống và 2 bên. Massage lòng bàn chân sao cho toàn bộ các vị trí đều được tiếp xúc với ngón tay cái.
Tiếp đó, một tay nắm phía sau mắt cá chân, tay còn lại bạn dùng lực của má trong bàn tay ở mức độ vừa phải để trượt từ đầu đến cuối bàn chân (lặp lại khoảng 5 lần). Đối với những vị trí đặc biệt chịu nhiều áp lực của cơ thể như gót chân, bạn nên dùng ngón tay bóp mạnh để làm mềm trước khi thực hiện masage lòng bàn chân.
Bước 10: Kết thúc masage chân
Kết thúc việc massage chân bằng cách dùng tay ôm lấy bàn chân. Sau đó bạn chỉ cần vuốt nhẹ từ cổ chân đến các đầu ngón chân từ trên và dưới một lần nữa. Tất cả 10 bước chưa hết đến 10 phút nhưng bạn lại cảm nhận được ngay sự cải thiện của sức khoẻ và sự thư giãn của cơ thể.
Ngâm chân chữa bệnh – Phương pháp massage chân được nhiều người ưu chuộng
Ngâm chân là 1 phương pháp massage chân phổ biến và rất được ưa chuộng. Từ xa xưa, thời vua chúa phong kiến chúng ta đã thấy họ dùng phương pháp ngâm chân để phòng bệnh và chữa bệnh. Ngày nay y học phát triển, các bài thuốc kết hợp ngâm chân, massage chân được sử dụng rộng rãi trong dân chúng đã đem lại kết quả tốt cho sức khỏe của con người.
Đặc điểm: Massage chân bằng cách ngâm chân trong nước ấm có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, thông kinh, hoạt lạc, ôn hòa phủ tạng, kích thích các đầu mút thần kinh.
Ưu điểm: Tiện lợi, không có tác dụng phụ, hiệu quả, không đau đớn và an toàn.
Ngâm chân nước ấm chữa mất ngủ
Dùng nước nóng ngâm rửa chân 1 lần mỗi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra cần đảm bảo chỗ ngủ yên tĩnh, thoáng mát. Khi ngủ cần giữ tâm lý thư thái.
Chữa di tinh, xuất tinh sớm
Dùng nước nóng ngâm rửa chân 1 lần mỗi tối trước khi ngủ. Không xem phim, sách báo khêu gợi tình dục.
Kết hợp bài thuốc ngâm chân và massage khớp chân chữa đau gót và viêm khớp cổ chân
Dùng nước thuốc gồm: Thấu cốt thảo 30g, tầm cốt phong 30g, độc hoạt 15g, nhũ hương 10g, mộc dược 10g, huyết kiệt 10g, lão hạc thảo 30g, hoàng cảo 20g. Ngâm rửa chân lúc còn nóng, mỗi ngày 2 lần.
Chữa viêm tắc tĩnh mạch chân bằng bài thuốc ngâm chân chữa bệnh
Dùng thủy điệt 30g, thổ nguyên 10g, đào nhân 10g, tô mộc 10g, hồng hoa 10g, huyết kiệt 10g, xuyên ngưu tất 15g, phụ tử 10g, quế chi 20g, địa long 30g, cam thảo 15g, nhũ hương 10g, mộc dược 10g. Nấu lấy nước thuốc, đổ vào chậu. Ngâm rửa từ đầu gối trở xuống. Dùng khi nước thuốc còn nóng.
Lưu ý khi sử dụng phương pháp Massage chân, ngâm chân chữa bệnh
Để việc massage chân và ngâm chân có hiệu quả chữa bệnh cao, bạn cần chú ý một số điều sau:
- Dùng các loại nước sạch: nước máy, nước khoáng
- Nhiệt độ ngâm chân từ 38 độ trở lên.
- Chiều cao nước ngâm chân: ngập chừng 20cm.
- Thời gian ngâm chân: 20 đến 30 phút
Lưu ý: Khi dùng nước thuốc ngâm rửa chân, cần chọn các vị thuốc thích hợp theo chỉ định của bác sỹ. Không dùng thuốc có tính kích thích mạnh và ăn mòn.
Ngoài massage chân, hãy làm những việc này để chân khoẻ mạnh
Massage chân sẽ càng cho hiệu quả thư giãn và chữa bệnh tốt hơn nếu bạn thường xuyên làm những việc sau:
- Khi ngồi lâu, nên duỗi chân để làm cho chân dẻo dai hơn, giúp ích cho sự hoạt động của chân.
- Để duỗi bắp chân và gót chân, bạn phải đứng cùng hướng với một bức tường sao cho mép chân ngang về một bên và hơi gập ở đầu gối. Đi từng bước một và dùng cánh tay phải để chống vào tường, giữ chân trước gập và chân sau duỗi thẳng. Cả 2 bàn chân cùng áp vào sàn. Khi thực hiện điều này, bạn sẽ cảm thấy các cơ đang giãn ra ở gót và bắp chân. Giữ và dần dần trở về vị trí đứng ban đầu. Thực hiện động tác này với mỗi chân khoảng 5 lần.
- Ngồi xổm trong vòng 10 phút sau một ngày dài giúp cho chân được lưu thông hơn.
- Giữ các ngón chân thẳng rồi xoay ngón chân. Việc này cũng có thể kết hợp luôn với masage chân đơn giản
- Giơ các ngón chân lên, giữ và uốn trong 5 giây, lặp đi lặp lại 10 lần rất tốt cho ngón chân bị chuột rút hoặc bị kẹp.
- Xoay vòng bàn chân thường xuyên nếu ngồi nhiều. Đây là 1 động tác đơn giản trong massage chân có thể linh hoạt làm mọi lúc mọi nơi
- Thay đổi độ cao giày, dép hàng ngày. Nếu thường xuyên sử dụng giày nên dùng giày cao khoảng 2cm.
- Giữ ấm cho đôi bàn chân. Ngay cả khi bạn massage chân thì việc giữ ấm cũng quan trọng và là 1 phần không thế thiếu khi làm việc này.
Chân ở xa tim nên nhiệt độ thường thấp hơn nhiệt độ ở phần trên của cơ thể. Mùa đông tỷ lệ trẻ em và người lớn mắc bệnh đường hô hấp cao hơn mùa hè dù đã giữ ấm cổ nhưng đã quên đi việc giữ ấm bàn chân. Điều này cho thấy chân và hệ thống miễn dịch có quan hệ mật thiết đến nhau. Nếu duy trì được thói quen massage chân hàng ngày, chắc chắn sức khoẻ của bạn được cải thiện, ít ốm đau bệnh tật.