Chúng ta đều biết ngủ trưa là tốt cho sức khỏe…nhưng ít ai có thể thực hiện hoặc duy trì được điều này. Để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của giấc ngủ trưa đối với sức khỏe và “lên giây cót” thực hiện, Benh.vn sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.
Mục lục
Định nghĩa giấc ngủ trưa
- Giấc ngủ trưa là tình trạng cơ thể con người rơi vào giấc ngủ ngắn hay chợp mắt vào ban ngày.
- Giấc ngủ chủ yếu tập trung vào thời điểm buổi trưa, sau bữa ăn hoặc có cảm giác buồn ngủ vào lúc trưa.
- Ngủ trưa là một hoạt động chu kỳ bình thường của con người – cứ 24 giờ, con người lại có 2 quãng thời gian dành cho trạng thái ngủ sâu – một lần vào lúc 2 – 4h sáng và lần còn lại vào khoảng 10 tiếng sau, tức là 13 – 15h chiều.
Bản chất của ngủ trưa
- Ngủ trưa là nghỉ ngơi sau bữa ăn trưa, có hoặc không kèm theo giấc ngủ.
- Ngủ trưa là thói quen không thể thiếu ở các nước nhiệt đới giúp nhịp độ lao động thích nghi với điều kiện khí hậu và nhu cầu sinh lý.
- Giấc ngủ trưa đặc biệt có lợi cho những người làm văn phòng, người lao động nặng nhọc 8 tiếng mỗi ngày, phụ nữ có thai và những người già.
Ngủ trưa như thế nào tốt nhất
Ngủ trưa đúng cách vừa giúp đảm bảo sức khỏe, vừa giúp cân bằng thời gian làm việc.
Đảm bảo thời gian ngủ trưa
- Thời gian tối thiểu từ 15 đến 30 phút tuỳ thuộc vào thời gian biểu, nhu cầu hoặc sở thích của mỗi người.
- Tuy nhiên không nên ngủ quá 30 phút (ngủ nhiều cơ thể sẽ mệt mỏi, uể oải..)
Tư thế khi ngủ trưa
- Ngồi, dựa lưng, ngả đầu ra phía sau (không bắt chéo chân)
- Nằm đầu cao, chân thấp, nghiêng về bên phải (giảm bớt áp lực cho tim)
Tránh các tư thế ngủ trưa không tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Lưu ý khi ngủ trưa
- Khi ngủ, thả lỏng cơ thể, giãn đều các cơ bắp, thở nhịp nhàng.
- Đủ độ tối, âm thanh nhẹ sẽ giúp ngủ ngon hơn.
- Không gối đầu vào khuỷu tay, gục đầu xuống bàn vì tư thế này sẽ đè lên con ngươi mắt, lâu ngày ảnh hưởng đến mắt; đè lên ngực ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của máu và tác dụng dẫn truyền của hệ thần kinh.
Lợi ích của giấc ngủ trưa
- Khởi động lại hệ thống sinh học sau nửa ngày làm việc.
- Ngăn ngừa kiệt sức.
- Giảm stress.
- Tỉnh táo và hiệu suất công việc được cải thiện rõ rệt.
- Giảm nguy cơ bệnh tim.
- Giúp nâng cao nhận thức các giác quan: nhạy cảm về thị giác, thính giác và vị giác..
Sau giấc ngủ trưa hiệu suất làm việc được cải thiện tốt hơn (Ảnh minh họa)
Theo nghiên cứu của trường Y Tế Cộng Đồng Boston
- Những người ngủ trưa ít nhất ba lần/ tuần khả năng mắc các bệnh về tim mạch ít hơn 37% người không thực hiện và với nam giới, tỉ lệ này là 64%.
- Một giấc ngủ ngắn giúp cơ thể khởi động lại tốt hơn để chống lại sự xâm nhập các căn bệnh về tim mạch.
Tác dụng về mặt sinh học của giấc ngủ trưa
Giấc ngủ trưa có tác động mặt sinh học tương đối lớn, và điều này có thể thấy rõ khi so sánh giữa người ngủ trưa với người không ngủ trưa.
Khi không ngủ trưa
- Con người sẽ mệt mỏi vì không có thời gian nghỉ.
- Sự gắng sức sẽ làm tiêu hao sinh lực, tạo ra nhiều hóa chất cặn bã và chất độc làm tê liệt hệ thần kinh.
Khi ngủ trưa
- Cơ thể sẽ giảm mệt mỏi.
- Đào thải cặn bã và chất độc hại.
- Thích ứng với nhịp độ sinh học, tốt cho sức khỏe.
Giấc ngủ trưa sẽ mang lại sức khỏe khi nào
Để giác ngủ trưa mang lại lợi ích lớn nhất cho sức khỏe, cần phải thực hiện các điều sau đây.
Thực hiện giấc ngủ trưa nhất quán
- Ngủ trưa vào cùng một thời điểm trong ngày (ví dụ: 12h, 12h30…)
- Duy trì thường xuyên vào các ngày trong tuần.
Thực hiện giấc ngủ nhất quán giúp ổn định nhịp sinh học và tối đa hóa các lợi ích mà giấc ngủ trưa mang đến.
Ngủ trưa không quá 30 phút
- Một giấc ngủ trưa tốt nhất là từ 15 đến 30 phút.
- Nếu ngủ quá lâu, khi thức dậy người sẽ uể oải, mệt mỏi, ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm của bạn.
Lưu ý thực hiện giấc ngủ trưa
- Nếu ngủ quá ít (5 phút) sẽ không có tác dụng cho cơ thể.
- Ngủ nhiều (trên 45 phút) sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, khi ngủ dậy đầu óc không tỉnh táo.
- Đảm bảo nhiệt độ trong phòng ở mức 28 – 29 độ C
- Khi ngủ, quá trình trao đổi chất giảm công suất làm việc, nhịp thở cũng chậm lại và làm nhiệt độ cơ thể giảm xuống đôi chút.
- Nếu để nhiệt độ thấp, cơ thể dễ bị cảm lạnh.
Chúng ta sẽ có giấc ngủ ngon và thoải mái hơn nếu nhiệt độ trong phòng phù hợp với thân nhiệt. Khi ngủ nên đắp một tấm chăn nhẹ, mỏng lên bụng.
Lời kết
Ngủ trưa có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một giấc ngủ trưa ngắn có tác dụng: giảm mệt mỏi, chống stress, cải thiện trí nhớ, tăng cường óc sáng tạo và sự tập trung ….Đặc biệt là đối với những người do đặc thù công việc phải lao động chân tay hay trí óc nhiều về đêm.
Vì vậy, dù công việc có bận rộn đến đâu, chúng ta cũng nên dành thời gian khoảng 20 phút ngủ trưa để đảm bảo sức khỏe, tái tạo sức lao động.