Thời tiết giao mùa, nóng lạnh thất thường tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây ra những căn bệnh liên quan đến da liễu, hô hấp, tim mạch… Đặc biệt, thời điểm giao mùa còn khiến bệnh nhân mắc chứng rối loạn tiền đình khốn khổ với các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, quay cuồng… Để hạn chế những khó chịu do tiền đình gây ra, các chuyên gia đã đưa ra những bài tập khoa học dưới đây.
Mục lục
Quay đầu và cổ giảm rối loạn tiền đình
- Ngửa đầu ra sau, cúi đầu xuống, nghiêng đầu sang phải và sang trái hết cỡ.
- Quay đầu tròn chữ O bên phải rồi bên trái (khoảng 10-15 lần).
- Tiếp tục nằm ngửa trên giường, để một tay ở đỉnh đầu, một tay dưới cằm, thật mềm cổ, vặn cằm về bên trái, về bên phải sau đó lồng các ngón tay với nhau để vào sau gáy, kéo mạnh gập cằm về phía ngực (khoảng 10 lần).
Lưu ý: Thực hiện phương pháp trên tối thiểu ngày 2 lần (sáng, tối).
Xoa mặt, mắt, tai chữa rối loạn tiền đình
- Xoa hai bàn tay vào nhau cho nóng sau đó xoa đều vào mặt, hốc mắt và tai để tác động vào các nút thần kinh tai, mắt, mặt (khoảng 10 lần)
- Thực hiện nhiều lần trong ngày, liên tục trong một tháng sẽ có tác dụng hạn chế những triệu chứng khó chịu do tiền đình gây ra.
Tập thể dục nhẹ nhàng hỗ trợ chữa rối loạn tiền đình
- Tập thể dục như bình thường kết hợp 3 động tác cơ bản.
- Chạy đi chạy lại nhẹ nhàng 8-10 phút.
- Đứng dạng hai chân ngang vai, cúi người xuống, đầu ngón tay chạm vào ngón chân cái, vung hai tay và quay mặt về bên trái rồi về bên phải hết cỡ.
Lưu ý: Khi vung tay cần quay cả mặt. Thực hiện 10 lần/1 lần và 3 lần/1 ngày.
Lời kết
Rối loạn tiền đình tuy không dẫn đến tử vong nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt thường ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống.
Để hạn chế những khó chịu do rối loạn tiền đình gây ra người bệnh cần tập các bài tập về đầu cổ, mát xa mặt, mắt tai, tập thể dục đều đặn. Ngoài ra người bị tiền đình cần điều chỉnh các thói quen, lối sống như không ngồi liên tục quá lâu trước máy tính; hạn chế uống rượu, cà phê, thuốc lá; tránh tiếp xúc với các chất liệu hoặc thực phẩm có mùi vị kích thích; tránh thay đổi tư thế đột ngột; giảm thiểu căng thẳng, lo âu, hoảng hốt; không đọc sách báo khi ngồi trên ôtô; ngồi hoặc nằm ngay khi cảm thấy chóng mặt…
Tuy nhiên, người bệnh không nên tập quá sức mà phải làm quen dần với các tư thế, từ chậm đến nhanh, tăng dần thời gian để cơ thể thích nghi tránh xảy ra những biến cố trong khi tập.