Để mỗi buổi tập Yoga mang lại lợi ích lớn nhất cho cơ thể và tránh những tai nạn đáng tiếc, bạn nhất thiết phải biết những lưu ý trước khi tập yoga.
Việc chuẩn bị trước mỗi buổi tập yoga cũng quan trọng không kém mỗi buổi tập đó.
- Thời gian luyện tập: Phù hợp là buổi sáng (trước khi ăn sáng) hoặc tối muộn. Tránh ăn (trừ bữa ăn nhẹ) trong khoảng 2 giờ trước buổi tập. Tốt nhất nên có chế độ ăn thực vật.
- Trang phục: Mặc quần áo vừa vặn và thật thoải mái để chuyển động dễ dàng. (Bạn có thể mua cho mình những bộ đồ chuyên dụng tập yoga)
- Không gian: Bạn nên tập yoga trên mền hoặc chiếu. Chú ý tập chỗ không có gió lùa nhưng nên để cửa sổ cho thoáng khí. Không nên có các loại khói nhang hay bất kì loại khói nào trong phòng tập.
- Nên tắm rửa chân tay và mặt trước khi tập luyện.
- Làm nóng trước các buổi tập bởi các dây chằng rất dễ bị tổn thương khi luyện tập đột ngột bằng cách đi lại nhẹ nhàng hay xoay các khớp dễ bị tổn thương như cổ, cổ tay, đầu gối,…
Chú ý: Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập yoga nếu bị tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh về hô hấp, chấn thương cột sống, đang có thai, thời kỳ dưỡng bệnh hoặc bị một bệnh mạn tính nguy hiểm.
Lưu ý trong quá trình luyện tập
Những bạn mới bắt đầu làm quen hãy khởi động bằng các thế ngồi thiền, hít thở, không nên vào ngay các bài tập chuyên môn.
Phải kiểm tra thân hình trước mỗi lần tập.Phần lưng, gáy và đầu của bạn phải thẳng hàng, hai vai thả lỏng, đồng thời thóp bụng vào. Tư thế này sẽ khiến các động tác của bạn chính xác và đem lại hiệu quả cao hơn.(Với tư thế ngồi, hãy kiểm tra lòng bàn chân và đặt lòng bàn chân lên sàn nhà để tạo một sự cân bằng tốt.)
Khi luyện tập việc hít vào và thở ra bằng mũi là điều cơ bản. Tránh các cử động khi bạn trong tư thế tập, vì cử động đột ngột sẽ khiến cơ co khi nó đang trong tư thế căng, sẽ gây rách cơ rất nguy hiểm. Nếu tư thế yoga khiến bạn không thoải mái, hãy hít vào và thở ra sâu, đồng thời thư giãn. Bạn cũng nên bỏ qua những tư thế khiến bạn khó chịu, đau đớn và chuyển qua bài tiếp theo.
Nếu bạn không hiểu rõ một tư thế hay khó thực hiện động tác nào hãy hỏi ngay thầy cô hướng dẫn, tránh tình trạng làm sai, đảo lộn các động tác.
Khi bạn mắc một số bệnh như đau lưng, bệnh tim mạch, huyết áp thấp, đau đầu ,.. không nên thực hiện tư thế cây nến.
Lưu ý sau khi luyện tập
Sau khi tập, bạn nên xoa bóp toàn cơ thể (từ đầu đến chân, nhất là các khớp xương), việc này sẽ làm các khớp của bạn được thả lỏng.
Sau khi xoa bóp xong, phải nằm thư giãn trong tư thế xác chết (tối thiểu là 2 phút, tối đa là 10 phút)
Đi dạo sau khi tập xong tư thế xác chết là rất tốt
Sau tư thế xác chết khoảng 10 phút mới được tiếp xúc với nước
Sau tư thế xác chết khoảng 10 đến 15 phút mới được ăn thức ăn lỏng, sau 30 phút mới được ăn thức ăn đặc
Những lưu ý cần tránh
Không nên tập yoga khi bạn đang cảm cúm, phụ nữ hạn chế trong thời kì kinh nguyệt và trong vòng một tháng ở cữ.
Các môn thể thao khác có thể tập nhưng không nên tập ngay sau khi tập yoga.
Không quá khích, tự thử thách bản thân hay bắt chước những người tập giỏi hơn những bài tập khó khi chưa đủ kinh nghiệm.
Không luyện tập trong thời gian quá dài.(Nhưng yêu cầu tập đều đặn)
Yoga đã được đánh giá là một trong những phương pháp luyện tập hiệu quả cao nhất cho mọi lứa tuổi. Ngay từ bây giờ hãy chọn cho mình những bài tập phù hợp. Ghi nhớ những lưu ý của chúng tôi để có những bài tập thật hiệu quả và an toàn.